Nghị định 25/2020/NĐ-CP: Thêm nhiều ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

Đỗ Huyền 02/04/2020 04:50

Nghị định 25/2020/NĐ-CP đã bỏ bước sơ tuyển đối với dự án sử dụng đất. Điều này được kỳ vọng giúp giảm thời gian, trình tự thủ tục trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án.

Nghị định 25/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư sẽ có hiệu lực từ ngày 20/04/2020.

Nghị định cũng phân định rõ trường hợp giao đất, cho thuê đất theo một trong ba hình thức, bao gồm: đấu thầu dự án theo Luật Đấu thầu; đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai; quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư.

Nghị định 25 cũng phân định rõ trường hợp giao đất, cho thuê đất theo một trong ba hình thức, bao gồm: đấu thầu dự án theo Luật Đấu thầu; đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai; quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư.

Giá 01 bộ hồ sơ mời thầu trong nước không quá 20 triệu đồng

Theo đó, đối với đấu thầu trong nước, mức giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 20 triệu đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 05 triệu đồng. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 30 triệu đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả sơ tuyển cụ thể như sau:

Thứ nhất, chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng.

Thứ hai, chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng…

Ngoài ra, chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 0,02% tổng mức đầu tư của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20 triệu đồng và tối đa là 200 triệu đồng.

Gỡ bỏ nút thắt

Nghị định 25/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 28/2/2020 đã tháo gỡ vướng mắc liên quan đến: việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án. Việc giao đất cho nhà đầu tư trúng thầu được thực hiện theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, theo đó áp dụng tương tự thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Đánh giá về quy định này, trên báo chí một cán bộ của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai cho biết, đây là điểm mới rất tích cực, là căn cứ pháp lý quan trọng để các địa phương thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng thầu, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu thực hiện dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Đầu tư gây chồng chéo trong thủ tục về đầu tư

    04:50, 21/03/2020

  • Kỳ vọng gì từ Luật Đầu tư công sửa đổi

    05:20, 08/03/2020

  • Luật Đầu tư đang “chồng” lên các luật khác như thế nào?

    05:20, 03/03/2020

Ngoài ra, việc bỏ bước sơ tuyển đối với dự án sử dụng đất cũng giúp giảm thời gian, trình tự thủ tục trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án. Nghị định cũng phân định rõ trường hợp giao đất, cho thuê đất theo một trong ba hình thức, bao gồm: đấu thầu dự án theo Luật Đấu thầu; đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai; quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư.

Ngoài ra, Nghị định cũng đã tháo gỡ khó khăn của nhiều địa phương trong xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước. Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định cụ thể việc xác định giá sàn trên cơ sở: (i) diện tích phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của khu đất, quỹ đất dự kiến giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án; (ii) giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích của các khu đất, quỹ đất có cùng mục đích sử dụng đất trong phạm vi địa phương hoặc khu vực có khu đất, quỹ đất thực hiện dự án; (iii) hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất, quỹ đất thực hiện dự án và các yếu tố cần thiết khác (nếu có). Giá trị này mang tính chất tương đối để nhà đầu tư đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước của mình và phải phản ánh bản chất lợi thế của khu đất (như một giá trị thương quyền để được đầu tư dự án trên khu đất đó).

Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư đã trúng hàng loạt dự án sử dụng đất trên cả nước kỳ vọng, những đổi mới tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP sẽ giúp cho nhà đầu tư vững tin, hoàn thiện các thủ tục nhanh hơn, để sau khi nền kinh tế vượt qua được tác động của dịch bệnh COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghị định 25/2020/NĐ-CP: Thêm nhiều ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO