Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020: Tiếp tục mở đường cho cải cách

Huyền Trang 04/02/2020 05:20

Nghị quyết 02/2020 về cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tiếp tục mở đường cho các chương trình cải cách của Việt Nam để môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Đây là năm thứ 7 liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết về cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 02/2020 tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2021 theo Nghị quyết số 02/ 2019, nhưng đặt ra các mục tiêu cao hơn.

Nghị quyết 02/2020 tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2021 theo Nghị quyết số 02/ 2019, nhưng đặt ra các mục tiêu cao hơn.

Một hành trình dài đầy nỗ lực

Năm 2014 lần đầu tiên Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kể từ đây, vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Có thể nói, giai đoạn từ 2014 đến 2018, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ trong 5 năm, Việt Nam đã tăng 30 bậc về năng lực cạnh tranh. Nhưng như nhận định của nhiều chuyên gia thì môi trường kinh doanh Việt Nam mới chỉ chỉ đang được cải thiện hơn so với chính mình mà thôi.

Nói như Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, "môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình của thế giới, năng lực cạnh tranh trong ASEAN chưa vào top 4. Nếu chừng nào chúng ta còn hài lòng với thể chế trung bình thì không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình, phải là thể chế vượt trội”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh rằng: “Việt Nam phải vượt ít nhất 42 bậc nữa để có thể bước vào nhóm 4 ASEAN. Đó là một hành trình gian nan”.

Đồng thời, trong năm 2019, hầu hết các bộ đều đã ban hành được Nghị định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý. Các điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hoá của nhiều bộ vượt mức 50%.

Những nỗ lực này, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định đã mang lại hiệu quả khá tích cực và được các doanh nghiệp phản ánh ngay qua các kết quả điều tra. Nếu như năm 2017 có 58% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện thì năm 2018 đã giảm xuống chỉ còn 48%. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi xin giấy phép cũng giảm từ 42% xuống còn 34%.

“Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận thì với 48% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh vẫn ở mức cao. Vì nếu nhân con số này với hơn 714 nghìn doanh nghiệp hiện nay thì tức là có đến gần 350 nghìn doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Mục tiêu cao hơn, giải pháp cụ thể hơn

Nỗ lực là điều không thể phủ nhận song ở tại nhiều nơi, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2019” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây cho thấy, quy định pháp luật kinh doanh còn nhiều chồng chéo, khiến doanh nghiệp “không biết đường nào mà lần”.

Nói như ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tiếp cận đất đai vô cùng khó. Các chính sách liên quan đến đất đai tồn tại trong các luật như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng còn nhiều chồng chéo, làm khó doanh nghiệp”.

Các chuyên gia cho rằng, những xung đột này sẽ khiến doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, đi lại mất nhiều thời gian, nộp nhiều loại hồ sơ giống nhau cho các cơ quan nhà nước khác nhau khiến chi phí tốn kém. Đặc biệt, trong quá trình thực thi, doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh kiểm tra, mà nhiều doanh nghiệp cho biết “kiểu gì cũng sai”… dẫn đến rủi ro cao về vi phạm pháp luật.

Hiểu rõ vấn đề này nên Nghị quyết 02/2020 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh năm nay đã đặt ra những mục tiêu cụ thể, dài hơi cho môi trường kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020: Tiếp tục mở đường cho cải cách

    21:28, 03/02/2020

  • Nghị quyết 02/2020: Cơ hội cho doanh nghiệp bứt phá

    05:20, 23/01/2020

  • Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

    05:20, 20/01/2020

Bình luận về nội dung Nghị quyết 02/2020, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói rằng: Ở Nghị quyết này, Chính phủ đã quyết liệt hơn, thể hiện ở chỗ các mục tiêu đặt ra cao hơn, các giải pháp đi vào cụ thể hơn.

Theo đó, năm 2020, phấn đấu môi trường kinh doanh theo xếp hạng EoDB (của Ngân hàng Thế giới - WB) lên 10 bậc; năng lực cạnh tranh theo xếp hạng GCI 4.0 (của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WEF) lên 5 bậc; đổi mới sáng tạo theo xếp hạng GII (của Tổ chức Sở  hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO) lên 3 - 4 bậc; Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc - UN) lên 10 - 15 bậc.

Nghị quyết nêu rõ, 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020: Tiếp tục cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh; Cải cách thực chất các các quy định về điều kiện kinh doanh; Tiếp tục cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN;  Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

“Đây là những cải cách phải làm thường xuyên liên tục, nếu dừng lại sẽ lại nảy sinh những vướng mắc mới, rào cản mới”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Trong đó phải tiếp tục cải thiện thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, cải cách thực chất các các quy định về điều kiện kinh doanh. Cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành.

"Phải tiếp tục cắt giảm 50% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành theo mã HS chi tiết chứ không phải theo mã HS chuyên ngành. Đồng thời, chuyển mạnh sang kiểm soát rủi ro thay vì kiểm tra trước thông quan", ông Cung lưu ý.

Ông Cung cũng kỳ vọng, việc thực hiện Nghị quyết 02 với những chỉ tiêu cao, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đặt ra với sự thực hiện nghiêm túc của các bộ, ngành và địa phương thì năm 2020 sẽ có những bước tiến mạnh mẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020: Tiếp tục mở đường cho cải cách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO