Nghị quyết 105 - "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ đã “không để ai bị bỏ lại phía sau”, mỗi người dân khỏe mạnh, mỗi doanh nghiệp khỏe mạnh thì đất nước khỏe mạnh.

Nghị quyết 105/NQ-CP “về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19” vừa được Chính phủ ban hành 09/9/2021 được kỳ vọng là "chiếc phao" cứu cộng đồng doanh nghiệp đang gần như đuối sức dưới tác động của dịch COVID-19 kéo dài.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh đang gặp khó khăn, chịu rất nhiều tổn thất, thậm chí là bất lực do đại dịch COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Nhiều doanh nghiệp phản ánh đang gặp khó khăn, chịu rất nhiều tổn thất, thậm chí là bất lực do đại dịch COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Nghị quyết đưa ra bốn nhóm giải pháp đã cơ bản bao trùm đầy đủ các vấn đề mà xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang phải đối mặt.

Theo đó, Nghị quyết nhận diện việc thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh là nhóm giải pháp thứ nhất, thể hiện quan điểm đúng đắn của Chính phủ về xử lý vấn đề dịch bệnh hiện nay.

Tức là, chỉ khi kiểm soát tốt dịch bệnh và phân bổ hợp lý vaccine ngừa COVID-19 đến từng doanh nghiệp thì mới tạo đủ điều kiện để doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại.

Nhóm giải pháp thứ hai liên quan đến bảo đảm lưu thông hàng hóa, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng... đã "chạm" đúng đến những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Đặc biệt, nhóm chính sách tài khóa dù được triển khai từ sớm nhưng hiệu quả chưa thật sự cao, cần tiếp tục được triển khai ở đợt hỗ trợ này. Ngoài ra, chính sách cho người lao động, chuyên gia được coi là cách giúp doanh nghiệp giữ chân công nhân, tránh nguồn vốn ngoại có xu hướng rời khỏi Việt Nam.

Nhóm giải pháp thứ ba liên quan đến cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Và nhóm giải pháp thứ tư là tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.

f

Chính phủ đang làm rất nhiều việc để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ổn định sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Quốc Tuấn

Nhìn lại thực tế cho thấy, đại dịch COVID-19 bùng phát, những điểm yếu của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân càng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Có quá nhiều doanh nghiệp phản ánh đang gặp khó khăn, chịu rất nhiều tổn thất, thậm chí là bất lực.

Bằng chứng, theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021, cả nước có 81,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Nhưng có đến 85,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020… Đây là con số kỷ lục chưa từng có, lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp mới thành lập.

Đã có nhiều cách lý giải, trong đó vấn đề dịch bệnh là lý do khách quan, nhưng không thể không thừa nhận nguyên nhân chủ quan do khâu quản lý có vấn đề, không thực sự tạo điều kiện để hoạt động sản xuất - kinh doanh thuận lợi. Nhà nước, địa phương không thể chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về chống dịch với hàng loạt chi phí tăng thêm mà không quan tâm xem thực tế họ khó khăn, vất vả ra sao?

Nói cách khác, tuy Chính phủ, Thủ tướng vẫn luôn trên tinh thần duy trì hoạt động của các doanh nghiệp với nhiều chỉ đạo, chính sách thuận lợi để nền kinh tế không bị đứt gãy. Ấy vậy mà, khi xuống các địa phương thì những chính sách đó đã bị sai lệch khiến không ít doanh nghiệp lao đao.

Đơn cử như các doanh nghiệp vận tải hàng hóa phải đau đầu với đủ thứ quy định, giấy phép con mà các địa phương nghĩ ra. Nào là phải có giấy xét nghiệm âm tính để được thông chốt. Rồi giấy vận tải (hoặc giấy vận chuyển) đủ các nội dung địa chỉ đi, đến, hành trình vận chuyển và nơi dừng nghỉ dọc đường. Hay câu chuyện dở khóc dở cười khi xe chở tả bỉm, băng vệ sinh bị chặn đường buộc phải quay đầu vì “không phải là mặt hàng thiết yếu”…v..v.

Có thể nói, Chính phủ đã và đang làm tất cả không phải chỉ để chiến thắng dịch bệnh, mà còn để ngay trong khi cuộc chiến chống dịch như chống giặc đang diễn ra quyết liệt, thì “hậu phương“ của trận chiến đó - là hàng chục ngàn doanh nghiệp vẫn được bình an, vẫn được ổn định sản xuất, ổn định đời sống và thu nhập cho hàng chục triệu người lao động.

Hậu phương có vững chắc thì niềm tin vào chiến thắng nơi tiền tuyến càng vững chắc hơn. Thậm chí, hậu phương vững chắc thì tiền tuyến mới có thể dành chiến thắng trọn vẹn trong cuộc chiến không chỉ diễn ra ngày một ngày hai với dịch bệnh COVID-19.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 105 - "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714037422 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714037422 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10