Theo Nghị quyết số 39, tỉnh Nghệ An sẽ tập trung dành nhiều nguồn lực để hình thành 4 hành lang kinh tế nhằm mở ra dư địa phát triển rộng lớn cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm.
Đây là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030; đồng thời cũng là hướng đi đúng đắn, bước tạo đà vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch đưa Nghệ An trở thành trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cơ cấu lại hành lang kinh tế
Theo quy hoạch phát triển, tỉnh Nghệ An sẽ có 4 hành lang kinh tế gắn với các lĩnh vực trọng tâm tạo động lực dẫn dắt, bao gồm: Hành lang kinh tế ven biển gắn với trục Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường biển; Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; Hành lang kinh tế Quốc lộ 7A; Hành lang kinh tế Quốc lộ 48A.
>>Nghị quyết 39-NQ/TW về Nghệ An – Bài 1: Cơ hội “vàng” để cất cánh
Trong số đó, hành lang kinh tế ven biển được đánh giá là rất quan trọng, xem là chủ đạo, ưu tiên hàng đầu để tập trung phát triển. Sở dĩ như vậy là bởi, đây không chỉ gắn liền với các công trình hạ tầng giao thông quốc gia xuyên suốt từ Bắc vào Nam mà còn có phạm vi không gian đô thị rộng lớn, giúp kết nối chặt chẽ với các khu vực động lực tăng trưởng, các trung tâm đô thị, kinh tế chính của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung; qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ hành lanh kinh tế này, chúng ta có thể thấy, tỉnh Nghệ An sẽ có rất nhiều cơ hội lựa chọn, thu hút đầu tư dựa theo tiềm năng, lợi thế của địa phương. Cụ thể, theo phác đồ quy hoạch, hành lang này sẽ gắn với trọng tâm phát triển đô thị, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tổng hợp và các ngành kinh tế biển.
Bên cạnh hành lang kinh tế theo trục truyền thống, đây là giai đoạn Nghệ An định hình rõ nét các hành lang kinh tế khác dọc theo các tuyến quốc lộ, đường mòn (Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, đường Hồ Chí Minh) nhằm tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, góp phần đưa lĩnh vực vận tải phát triển mạnh trong giai đoạn tới.
Không những vậy, đây còn là động lực giúp cho các huyện, thị vùng cao khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên, thiên nhiên… tạo ra những vùng, khu vực có tiềm năng thu hút các dự án, lĩnh vực đầu tư phù hợp; thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân.
>>Đòn bẩy” để Nghệ An bứt tốc thu hút vốn FDI
Theo đó, hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh sẽ được gắn với trọng tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái. Hành lang kinh tế Quốc lộ 7A sẽ tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, cộng đồng. Còn hành lang kinh tế Quốc lộ 48A thì sẽ gắn liền với phát triển lâm nghiệp, kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến.
Phát triển vùng, khu vực tăng trưởng
Trong khuôn khổ chương trình hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW diễn ra vào ngày 16/9 vừa qua, ông Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cũng đã nêu ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, 19 chỉ tiêu cụ thể. Đồng thời, xác định triển khai 25 chương trình, đề án thuộc phạm vi tỉnh chủ trì tham mưu, phê duyệt thực hiện; 10 dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; 20 danh mục dự án, lĩnh vực trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh để thực hiện hóa mục tiêu nghị quyết.
Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm đều hướng đến phát triển vùng phía Đông với 2 khu vực động lực tăng trưởng là TP Vinh mở rộng và Khu kinh tế Đông Nam mở rộng.
>>Doanh nghiệp FDI đến từ Singapore “bén rễ” trên đất Nghệ An
Cùng với đó là thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, bao gồm: Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông trọng điểm như: Cảng Cửa Lò, cảng Đông Hồi, cảng Hàng không quốc tế Vinh đạt chuẩn 4E,…; phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát huy giá trị văn hóa, con người Nghệ An.
Ngoài ra, người đứng đầu Tỉnh ủy Nghệ An cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng 6 trung tâm đô thị, tạo động lực dẫn dắt phát triển. Cụ thể, TP Vinh mở rộng là đô thị trung tâm của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ; TX Thái Hòa trở thành đô thị động lực, trung tâm vùng phía Tây Bắc; TX Hoàng Mai gắn với huyện Quỳnh Lưu trở thành đô thị trung tâm vùng Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An, cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh;
Tập trung xây dựng huyện Con Cuông theo hướng đô thị sinh thái, động lực thúc đẩy phát triển của tiểu vùng Tây Nam; nâng cấp đô thị Diễn Châu với chức năng đô thị nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông của tỉnh; nâng cấp huyện Đô Lương, đóng vai trò là điểm kết nối, liên kết giữa các huyện phía Tây với TP Vinh, Khu kinh tế Đông Nam và các huyện ven biển của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An vươn lên top đầu về thu hút FDI nhiều nhất cả nước trong 8 tháng đầu năm
08:00, 20/09/2023
Có gì trong tòa tháp đôi tiêu chuẩn khách sạn 5 sao biểu tượng tại Nghệ An?
09:00, 18/09/2023
Nghệ An “stop” các dự án chậm tiến độ, không khả thi
11:05, 16/09/2023
Nghệ An sắp xuất hiện toà tháp biểu tượng với hơn 500 biệt thự trên không
09:00, 13/09/2023
Nghệ An tạo thêm “điểm nhấn” tại Khu kinh tế Đông Nam
03:50, 13/09/2023