"Nghịch lý" thị trường lao động cuối năm

THY HẰNG 30/12/2022 11:34

Trong khi lượng lớn lao động bị cắt giảm giờ làm, mất việc ở khu vực phía Nam thì nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn cao ở khu vực phía Bắc, thậm chí trong chính những ngày như dệt may.

>>>Đề xuất Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 68/NQ-CP hỗ trợ lao động mất việc

Theo ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH, tình hình lao động năm 2022 có biến động, khi quý II/2022, thị trường phục hồi nhanh đến mức một số doanh nghiệp còn kêu thiếu hụt lao động, phải có những biện pháp để kết nối cung cầu lao động, tạo nguồn cho các doanh nghiệp, tới quý III thì đã có dấu hiệu “đảo chiều”.

 khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc… số doanh nghiệp dự kiến giảm đơn hàng, cắt giảm lao động rất ít.

Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc… số doanh nghiệp dự kiến giảm đơn hàng, cắt giảm lao động rất ít.

Chú ý nhóm đối tượng đặc biệt

“Bước sang quý 3, tình hình có nhiều thay đổi, giá nguyên nhiên liệu tăng cao, đơn hàng khó khăn… khiến một số doanh nghiệp bị giảm đơn hàng phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, dự kiến cắt giảm lao động, giảm giờ làm, giảm tăng ca”, ông Huy thông tin.

Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, từ quý 3/2022 đến nay có 528 doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, phải cắt giảm việc làm; số lao động bị ảnh hưởng việc làm trong các doanh nghiệp hơn 600.000 người. Trong đó số lao động bị mất việc làm là hơn 50.000 người, còn lại phần lớn là tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm, giảm tăng ca và ảnh hưởng đến thu nhập do giảm tăng ca.

Từ thực tế này, lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), cho rằng cần chú ý hơn về các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng để có cái nhìn đa chiều hơn.

Khảo sát của công đoàn phản ánh trong tổng số nửa triệu lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, thì 90% rơi vào tình trạng giảm giờ làm, giảm việc hoặc tạm thời dừng việc nhưng vẫn được hưởng lương; 1,36% ngừng việc nhưng không có lương, 9% đã bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Có 36% lao động làm việc trong các khu công nghiệp, 64% lao động thuộc các nhóm bên ngoài, đáng chú ý có 8% lao động nữ trên 35 tuổi, 5% lao động nữ đang trong thời gian thai sản, nuôi con nhỏ, đây là những vấn đề rất đáng quan tâm.

>>>Chính phủ yêu cầu hỗ trợ lao động giảm sâu thu nhập và mất việc làm

Kết nối việc làm

Đáng lưu ý, theo lãnh đạo Cục trưởng Cục Việc làm, tình trạng cắt giảm giờ làm, cho nghỉ việc chủ yếu rơi vào các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, tập trung ở nhóm lao động phổ thông và phân bổ ở các khu công nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc… số doanh nghiệp dự kiến giảm đơn hàng, cắt giảm lao động rất ít.

đòi hỏi hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố cần có sự kết nối thống nhất, chia sẻ với nhau, khi đó các đơn vị, doanh nghiệp thiếu lao động ở địa phương này có thể sang địa phương khác để tuyển dụng.

 Các trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố cần có sự kết nối, chia sẻ với nhau, để doanh nghiệp thiếu lao động ở địa phương này có thể sang địa phương khác để tuyển dụng.

“Đặc biệt, trong ngành may, chúng tôi đi khảo sát tại May 10 và được biết đơn vị này không những không cắt giảm lao động, mà dự kiến còn mở rộng một số nhà máy để tiếp tục sản xuất các đơn hàng cũ cũng như vẫn có đơn hàng mới”, ông Huy cho biết.

Kết quả khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phần nào củng cố thêm những chia sẻ này của ông Huy. Một khảo sát của công đoàn ghi nhận 70% doanh nghiệp bị giảm đơn hàng khiến người lao động bị ảnh hưởng việc làm tập trung ở khu vực phía Nam như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang…

Từ thực tế này, chuyên gia cho rằng, để hỗ trợ giải quyết việc làm, đòi hỏi hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố cần có sự kết nối thống nhất, chia sẻ với nhau, khi đó các đơn vị, doanh nghiệp thiếu lao động ở địa phương này có thể sang địa phương khác để tuyển dụng.

Ở góc độ vĩ mô hơn, lãnh đạo Cục Việc làm cho rằng cần nhìn nhận thị trường lao động và người lao động, là một yếu tố trong quá trình phát triển kinh tế chứ không chỉ nhìn ở góc độ an sinh. Vì vậy, trong quy hoạch và cơ cấu thu hút đầu tư hiện nay, các địa phương cũng cần quan tâm nhiều hơn đến nguồn lực và quy hoạch nguồn lực lao động.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 68/NQ-CP hỗ trợ lao động mất việc

    03:00, 27/12/2022

  • Chính phủ yêu cầu hỗ trợ lao động giảm sâu thu nhập và mất việc làm

    04:00, 26/12/2022

  • Hoá giải cơn khát lao động chất lượng cao của doanh nghiệp

    02:30, 25/12/2022

  • Cần gói hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp "giữ chân" người lao động

    15:05, 19/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Nghịch lý" thị trường lao động cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO