Nghiền ngẫm với tương lai

Diendandoanhnghiep.vn Khi mà tương lai được gán cho tính chất VUCA (biến động, bất định, phức tạp, mơ hồ) thì nó lại càng trở thành nỗi ám ảnh và sự khát khao của con người.

Thales, nhà triết học, toán học cổ đại Hy Lạp từng rất giàu nhờ khả năng xem khí tượng, dự báo thời tiết để định lượng sản lượng quả oliu một mùa. Ông bỏ tiền mua hết máy ép dầu oliu trong vùng sau một vài vụ thất bát. Quả nhiên mấy vụ liên tiếp bội thu. Thales trở thành nhà cung cấp máy móc chế biến oliu. Câu chuyện này liệu có ý nghĩa gì không?

Sắp sửa khép lại một năm đầy giông tố. Với hầu hết chúng ta tự nhiên bật ra câu hỏi. Sang năm mới sẽ thế nào? Dịch bệnh có được đẩy lùi? Công việc, thu nhập có được duy trì?,… rất tiếc là không mấy ai có thể khẳng định được câu trả lời chính xác! Bởi thế. Cuộc nhân sinh này sở dĩ đầy rẫy bất trắc, hên xui cũng chỉ vì không biết “ngày mai ra sao”.

Nhưng dẫu bất luận thế nào, từ đơn chiếc cá nhân đến tổng thể như một quốc gia đều phải hoạch định cho năm mới. Dự báo tình hình, đề ra mục tiêu, chuẩn bị phương sách ứng phó, thay thế. Thực tế nghiệt ngã là không phải kế hoạch, phương sách nào cũng mang lại kết quả tốt nếu không muốn nói: thất bại phổ biến hơn thành công. Vì sao không phải ngược lại?

Câu trả lời vẫn là do tính bất định, rất khó biết của cái gọi là “tương lai”. Nhưng mà xác định được nguyên nhân thất bại coi như có chiến thắng đầu tay. Vì chí ít, giúp bạn nhận ra “thế lực” khiến ta trật đường ray.

Có môn khoa học nào nghiên cứu về thời gian, không gian; sự vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy, đúc kết thành những quy luật để chúng ta tiếp cận, ngõ hầu kiếm tìm một giải pháp “nhìn thấu tương lai” hay không? Tin vui là có, nhưng nó không phải là “cỗ máy thời gian”, mà chỉ cung cấp công cụ để dự báo, tiên đoán dựa trên nền tảng khoa học.

Để có tri thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Nếu chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất, tất rơi vào bệnh “tả khuynh” là tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng. Ngược lại “hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó, không dám thực hiện bước nhảy về chất.

Bài học ở đây là, hãy tích lũy nội lực cho mình, càng nhiều càng tốt, sự tiến bộ nhiều khi không nhìn thấy được bằng các giác quan bình thường, ấy chính là lượng bên trong mỗi sự vật, hiện tượng, khi lượng đổi, chất tất yếu đổi theo.

Bất kỳ sự phát triển nào cũng đi kèm với phủ định biện chứng, tức là gạt bỏ những cái không phù hợp. Cái tốt - đã bị phủ định - hẳn là cái không còn tốt, nó chủ còn có ý nghĩa tham chiếu. Nghĩa là đừng ôm đồm, hãy biết buông bỏ để nhẹ gánh tiến về phía trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghiền ngẫm với tương lai tại chuyên mục Chất lượng sống của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10