Ngoại trương Nhật Bản Taro Kono khẳng định: “Chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính quyền Trump hay chính quyền kế nhiệm sẽ quan tâm và quyết tâm quay trở lại TPP”.
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), sáng 13/9 đã diễn ra Phiên thảo luận “Triển vọng địa-chính trị châu Á” với sự tham dự của Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono.
11:47, 13/09/2018
11:00, 13/09/2018
11:00, 13/09/2018
08:57, 13/09/2018
11:01, 13/09/2018
11:01, 13/09/2018
Chia sẻ về những mối quan tâm chính đối với tình hình địa chính trị châu Á, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nhấn mạnh tới tác động của sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đối với khu vực châu Á.
Trước sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ tại một số nơi trên thế giới, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng bày tỏ quan ngại tới sự lung lay của hệ thống trật tự thương mại đa phương trên toàn cầu hiện nay. Liên quan tới tầm nhìn “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ, nhà lãnh đạo Sri Lanka cho rằng điều quan trọng là các quy định và luật lệ phải được tôn trọng.
Cũng tại phiên thảo luận hôm nay, cả Bộ Ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đều bày tỏ kỳ vọng Mỹ sẽ quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.
“Chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính quyền Trump hay chính quyền kế nhiệm sẽ quan tâm và quyết tâm quay trở lại TPP. Tôi cho rằng, TPP vẫn là phương án tốt nhất cho Mỹ bởi hiệp định này sẽ tạo nên cơ chế thương mại rộng lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương, có lợi cho các ngành công nghiệp và nông dân Mỹ. Chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính quyền Trump hay chính quyền kế nhiệm sẽ quan tâm và quyết tâm quay trở lại TPP”, ông Taro Kono nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Phó Thủ tưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nêu quan điểm rằng Việt Nam tin tưởng vào hệ thống thương mại đa phương và ủng hộ tinh thần tự do thương mại.
“Đó là lý do vì sao tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Chúng tôi tin rằng, nếu Hoa Kỳ quay trở lại hiệp định này, chúng tôi sẽ chào đón”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh TPP là hiệp định thương mại có tiêu chuẩn cao nhất mà Việt Nam từng ký kết.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-Kwa cho biết hiện này có nhiều cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm nâng cấp các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, nhằm mở rộng không gian giao thương, song song với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Hồi giữa tháng 7/2018, Singapore trở thành nước thứ ba phê chuẩn CPTPP. Mexico là nước đầu tiên phê chuẩn thỏa thuận vào tháng 4, sau đó là Nhật Bản vào ngày 6/7. Các nước còn lại trong khối là Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru và Việt Nam. Chỉ cần 6 trong số 11 nước phê chuẩn thì hiệp định này sẽ có hiệu lực.