“Ngôi nhà chung” giúp doanh nghiệp hội nhập phát triển

Nguyên Vũ 06/06/2023 14:00

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông đã khẳng định vai trò “ngôi nhà chung” vừa kết nối, hợp tác, hỗ trợ… các doanh nghiệp vừa là “cầu nối” giữa chính quyền với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.

>>Tạo sức hút “đại bàng” đến với Đắk Nông

 Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VTIM Hà Nội 2023

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VTIM Hà Nội 2023

Theo ông Nguyễn Trí Kỷ, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông, Giám đốc Công ty Phân bón và xây dựng Thành Vinh, iện Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh có 90 doanh nghiệp hội viên chiếm khoảng 7,5% trên tổng số khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm khoảng 80%.

Kết nối “gỡ” khó

Cùng chung quan điểm với các chuyên gia kinh tế, ông Kỷ nhìn nhận: Năm 2023 là năm cực kỳ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông nói riêng cả nước nói chung bởi, lãi suất ngân hàng, giá nguyên nhiên vật liệu, lạm phát tăng cao, tín dụng siết chặt khiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ, khó tiếp cận vốn vay… Ngoài ra, khủng hoảng Nga- Ukraina còn kéo dài khiến tình hình thế giới biến động khó lường về chính trị, kinh tế…

“Mặc dù, chính quyền tỉnh Đắk Nông tuy những năm gần đây rất cầu thị, hổ trợ doanh nghiệp… nhưng trình độ chuyên môn một số cán bộ công chức, viên chức còn hạn chế, việc luân chuyển công tác không đúng sở trường, ngành học… nên hiệu quả giải quyết còn chậm, né tránh, nhất là vấn đề quy hoạch bị phá vỡ “do lịch sử để lại” làm mất đi cơ hội bứt phá của tỉnh nhà, cơ hội phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.…” ông Kỷ nói.

Trước tình hình đó, HHDN tỉnh Đăk Nông đã tích cực tuyên truyền và phổ biến đến các doanh nghiệp hội viên về tình hình kinh tế xã hội địa phương, trong nước và thế giới thông qua trang Zalo group HHDN tỉnh, hội doanh nghiệp các huyện; các buổi cà phê doanh nhân sáng thứ 5 hàng tuần ở huyện do HHDN chủ trì; cà phê doanh nhân ở tỉnh sáng thứ bẩy (tuần 1 và tuần 3 của tháng) do Sở KH&ĐT chủ trì…

Bên cạnh đó, Ban chấp hành Hiệp hội còn kết nối đa kênh: chính sách thuế, xúc tiến thương mại, giới thiệu ngân hàng phù hợp để cơ cấu lại tín dụng và dòng tiền… Kịp thời tuyên truyền đến hội viên các chính sách của Đảng và nhà nước trong đó đặc biệt quan tâm về lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất đến 2030; Tiếp tục kiện toàn Ban chấp hành, quy chế hoạt động và quản lý hội; ký kết hợp tác với các Sở ngành trên tinh thần liên kết - kết nghĩa để chia sẽ các vấn đề cốt lõi và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc tồn đọng.

Đồng thời, thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ của Hiệp hội trong vai trò là cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp, phát triển hội viên, doanh nghiệp chất lượng…; nâng tầm vị thế Hiệp hội qua các cuộc đối thoại với sở ngành, lãnh đạo tỉnh, xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác - kết nghĩa với các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp bạn như TP.HCM, Lâm Đồng, thành lập doanh nghiệp cổ phần với phần lớn cổ đông sáng lập là hội viên để làm mô hình mẫu trong việc triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và nghị quyết hổ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

>>IPEC Đắk Nông: “Bệ đỡ” tạo động lực doanh nghiệp, nhà đầu tư “cất cánh”

Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển

Đánh giá hoạt động Hiệp hội thời gian qua, ông Ngô Tùng Lâm, Chủ tịch HHDN tỉnh Đắk Nông cho rằng: Hiệp hội đã làm cầu nối để giải quyết nhiều vấn đề trọng tâm có liên quan đến hoạt động và sự sống còn của doanh nghiệp, trong đó có những vấn đề nhiều năm giải quyết không được như: đất đai, dự án… “Nhưng qua hơn 2 tháng cà phê doanh nhân (hướng dẫn doanh nghiệp đi đúng hướng, đúng pháp luật…) thì đã giải quyết xong” ông Lâm hồ hởi nói.

Cũng theo ông Lâm, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được thời cơ khi hiểu biết về pháp luật đã tranh thủ chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm dự án hiệu quả mà được ưu đãi về thuế… nhiều doanh nghiệp do hiểu sai hoặc làm trái quy định pháp luật đã kịp thời dừng lại tránh gia tăng thiệt hại…; vấn đề ngân hàng cũng đã được tháo gỡ thông qua việc kết nối doanh nghiệp với các ngân hàng ngoài tỉnh như các ngân hàng ở Đắk Lắk, TP.HCM…

Đặc biệt, chính quyền tỉnh và các sở ngành đã có nhiều thay đổi tích cực, cầu thị khẳng đinh sự đồng hành phục vụ doanh nghiệp, người dân… Minh chứng, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI) tăng 14 bậc; Thủ tục hành chính công đã thay đổi “lột xác”.

Tuy nhiên, ông Kỷ cho rằng, tỉnh cần có chính sách đào tạo thu hút nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển… Ngoài ra, quan tâm đến doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ trong tỉnh, tạo nhiều cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế… để doanh nghiệp có điều kiện tồn tại và phát triển, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuế, góp phần thực hiện an sinh xã hội… Đồng thời, Tỉnh cần có cơ chế, quan tâm đến HHDN như, trụ sở Hiệp hội, hổ trợ kinh phí…

Có thể bạn quan tâm

  • Tạo sức hút “đại bàng” đến với Đắk Nông

    18:23, 08/06/2023

  • Đắk Nông: Hoá giải điểm “nghẽn”, hiện thực hoá ba trụ cột

    16:40, 08/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Ngôi nhà chung” giúp doanh nghiệp hội nhập phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO