Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi đến thăm, làm việc với VCCI và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam.
“Những vấn đề quan trọng rất cần tới tiếng nói, sự góp ý của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong thực tế, ở lần sửa các đạo luật quan trọng này, chúng ta đã rất lắng nghe rất nhiều ý kiến doanh nghiệp và trong mọi quyết sách của Quốc hội, Quốc hội luôn đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Tại kỳ họp thứ hai diễn ra vào tháng 10, Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Quốc hội cũng lắng nghe các quyết sách lớn về kinh tế xã hội trong đó có việc đánh gúa tác động của COVID-19 tới việc làm sinh kế người dân và tình hình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.
"Đánh giá về các hoạt động của VCCI cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị, có thể khẳng định, nhận thức của toàn xã hội với vị trí của đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân đã có sự thay đổi hoàn toàn. Vị trí này không chỉ nói chung chung, mà đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013, ngay cả trong Văn kiện Đại hội Đảng cũng đã xác định vị trí của doanh nghiệp doanh nhân", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, trong những năm vừa qua đã có sự cải thiện rõ rệt, các bảng xếp hạng về vị trí Việt Nam dần dần đã tăng lên và đều nằm ở biểu trên. Hệ thống pháp luật đã được cải thiện nhiều, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, thể hiện thực chất hơn về quyền tự do kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh, thay đổi tư duy về con dấu, minh bạch...
Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp phát triển rất nhanh cả về số lượng, tăng về quy mô sản phẩm. Việt Nam ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín ở phạm vi quốc tế, nhiều doanh nhân đã vào xếp hạng của thế giới, trở thành các tỷ phú đô la.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đóng góp của VCCI rất lớn, chỉ riêng việc đào tạo bồi dưỡng và tôn vinh doanh nhân, VCCI đã rất quan tâm chú trọng đến vấn đề này. Sau khi thẩm định lần thứ nhất, thì Luật thi đua khen thưởng đang được sửa đổi, hoàn thiện để trình Quốc hội kỳ này và sẽ có một cái bao quát hơn, nhấn mạnh hơn đến khu vực ngoài nhà nước, có những danh hiệu giải thưởng sẽ được luật hóa, để tổ chức thực hiện.
VCCI cũng đi đầu trong việc phát động Chương trình Quốc gia khởi nghiệp. Đồng thời, tôn vinh rất nhiều danh hiệu như Cúp Thánh Gióng, Cúp Bông hồng vàng, Người sử dụng lao động tiêu biểu và Xếp hạng doanh nghiệp bền vững,...
“Quốc hội sẽ đồng hành ở mức cao nhất với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, sớm phục hồi và phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
VCCI đã chủ động xây dựng chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Việt Nam, nhất là phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ, chuẩn bị hoàn tất các đề xuất trình Chính phủ chương trình nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm của hàng hóa giai đoạn 2020-2030.
Thứ nhất,VCCI làm đầu mối tiếp nhận các hiến kế về chiến lược tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế nói chung, về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nói riêng. Chủ tịch Quốc hội cho biết, ngay tuần tới sẽ chủ trì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bàn về sử dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian khó khăn hiện nay. "Mọi quyết sách của Quốc hội đều vì lợi ích và đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm", Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Thứ hai, VCCI là tập hợp kiến nghị cụ thể về Chiến lược tổng thể phát triển doanh nghiệp, hiến kế tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch.
Thứ ba, VCCI tổ chức định kỳ, hàng năm cuộc gặp với đại diện giới doanh nhân Việt Nam để các cơ quan của Quốc hội lắng nghe được nhiều hơn những kiến nghị, góp ý, hiến kế của giới doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ tư, VCCI nghiên cứu về xu hướng kinh doanh thời hậu COVID-19 như thế nào? tận dụng cơ hội từ COVID-19 ra sao? Cách thức để vượt qua những rủi ro pháp lý hậu đại dịch? những ngành, lĩnh vực nào có thể bứt phá sau đại dịch?…
Thứ năm, VCCI cải tiến, đổi mới công tác lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, các cơ quan của Quốc hội cũng cần tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về các nội dung giải trình, tiếp thu thật thấu đáo.
Quốc hội cũng sẽ giám sát chặt chẽ hơn nữa việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và công tác tổ chức thực thi luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 11/10/2021
11:00, 11/10/2021
03:08, 11/10/2021
03:06, 11/10/2021
03:04, 11/10/2021
11:15, 10/10/2021
11:01, 10/10/2021
04:00, 10/10/2021
11:00, 09/10/2021
11:00, 09/10/2021
07:58, 09/10/2021
07:50, 09/10/2021
01:52, 09/10/2021
11:20, 08/10/2021
11:00, 08/10/2021
05:15, 08/10/2021
00:05, 08/10/2021
00:00, 08/10/2021
20:44, 07/10/2021