Hiện nay người nông dân đang “oằn mình” trong cơn bão giá, giá thuốc thú y, giá thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, giá thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là giá phân bón.
>>"Thuốc" nào trị "bệnh đủng đỉnh" trong giải ngân vốn đầu tư công?
Đại biểu Quốc hội Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngày 1/6.
Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Châu Quỳnh Dao bày tỏ đồng tình và trân trọng những thành quả về kinh tế-xã hội đạt được trong thời gian qua. Đại biểu nahạn định rằng tuy tốc độ tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng nếu đặt trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn là một trong những điểm sáng của nền kinh tế thế giới. Có được thành quả trên là do sự nỗ lực của Chính phủ, của chính quyền địa phương, của nhân dân và của cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước.
Tuy nhiên, đại biểu Châu Quỳnh Dao cũng bày tỏ băn khoăn, lo lắng 5/12 chỉ tiêu chưa đạt được, và những chỉ tiêu này góp phần quan trọng, quyết định đến sự phát triển vững bền của Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay người nông dân đang oằn mình trong cơn bão giá, giá thuốc thú y, giá thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, giá thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là giá phân bón.
Trong khi đó, giá nông sản vẫn ổn định, bền vững theo thời gian. Đại biểu Châu Quỳnh Giao cho rằng, những tồn tại trên đã nói lên việc nếu không quan tâm, không khắc phục sớm thì sẽ dẫn một nghịch lý. Đó là, chính những người nông dân là người tự sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội nhưng sẽ rơi vào đói do nghề.
Do đó, để người nông dân không bị thiệt thòi mà không bị kiệt quệ do sản xuất ngày càng thua lỗ, đại biểu Châu Quỳnh Dao kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật số 71 Quốc hội khoá XIII, trong đó có quy định là giá phân bón là mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng “được chịu thuế giá trị gia tăng để được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước”.
Đồng thời, đại biểu Châu Quỳnh Dao kiến nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ vấn đề xuất khẩu phân bón để đáp ứng được nguồn cung trong nước, để không khan hiếm và hạ giá thành nhằm giảm bớt gánh nặng cho người nông dân.
>>Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám: Người dân vẫn chờ vaccine COVID-19 thương hiệu Việt
Bày tỏ đồng tình và đánh giá cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, nhờ các chính sách tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế, xã hội có dấu hiệu phục hồi phát triển, tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như số chỉ tiêu kinh tế xã hội không đạt yêu cầu.
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp tập trung thời gian tới, đảm bảo đạt mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước.
Cùng với đó, đại biểu cho rằng cần có biện pháp cụ thể điều chỉnh giá vật tư, vật liệu… để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, bởi giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá vật tư, vật liệu tăng đột biến dẫn đến tình trạng nhiều dự án, công trình sẽ bị giãn tiến độ hoặc ngừng thi công. Đại biểu cũng cho rằng cần có giải pháp kiềm chế tăng giá xăng, dầu ở mức thấp nhất có thể nhằm hạn chế tác động xấu đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân.
Ngoài ra, đại biểu kiến nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên thị trường bất động sản vào thị trường chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm
14:05, 01/06/2022
13:43, 01/06/2022
05:05, 01/06/2022
06:30, 31/05/2022
04:13, 31/05/2022
03:00, 31/05/2022
11:20, 30/05/2022