[NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Tuần từ 17-23/2

Khánh Hà 23/02/2020 11:39

Những câu chuyện ấm tình người làm cho mỗi chúng ta trở nên tĩnh tâm hơn trong những ngày này.

Tiến sĩ hóa học vật liệu và hóa lý trường Cao đẳng Công nghiệp Huế bỏ tiền túi sản xuất dung dịch sát khuẩn tặng người dân; những chiến sỹ Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho hành khách trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19; các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp cơ sở 2, An Đồng, An Dương trải qua hơn 1 tháng trời không có ngày nghỉ để chống dịch COVID; cần xử lý nghiêm những Youtuber, Facebooker lợi dụng những sự kiện nóng diễn ra để giựt title, câu view, kiếm lợi nhuận bất chính...

1. Khẩu trang chưa hạ nhiệt, “khẩu nghiệp” đã lên ngôi!

Cả hệ thống chính trị, chính quyền, nhân dân cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, đang tập trung, đoàn kết với mong muốn “chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID – 19.p/

Cả hệ thống chính trị, chính quyền, nhân dân cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, đang tập trung, đoàn kết với mong muốn “chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID – 19.

Trong những ngày qua, kể từ khi có dịch COVID-19 bùng phát, nhiều Youtuber, Facebooker, đã thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây bức xúc và hoang mang cho xã hội như: Số người nhiễm bệnh, cháy khẩu trang y tế, rao bán khẩu trang, trang thiết bị y tế với giá cao, bất chấp những vi phạm về đời tư cá nhân, sẵn sàng tỏ thái độ miệt thị.

Đáng lên án hơn là, những đối tượng này bất chấp những hành vi đạo đức, sẵn sàng tung “khẩu nghiệp” của mình với những người đang mắc bệnh, những người đang phải sống trong vùng dịch bệnh, thậm chí là miệt thị luôn cả với các tổ chức, chính quyền địa phương trên phương diện rộng, nhằm giựt title, câu view, thu lợi bất chính và Vĩnh Phúc là một ví dụ điển hình.

Đáng chú ý, trong những ngày qua, nhiều cư dân mạng đang truy lùng trang cá nhân có tên “Sang Hoàng”, để dạy cho một bài học vì có thái độ miệt thị với người dân và xúc phạm chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc.

Và lý do mà cư dân mạng đang truy lùng là: ở phần bình luận, trang cá nhân có tên “Sang Hoàng” ghi: “Mong cho nó cô lập tỉnh Vĩnh Phúc vĩnh viễn”. Trái ngược lại, bên trên và dưới phần bình luận của “Sang Hoàng” lại có rất nhiều ý kiến đang chia sẻ và động viên với người dân Vĩnh Phúc với khẩu hiệu “Bình Xuyên, Vĩnh Phúc… cố lên”.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Sư trụ trì chùa trồng gần 1 hecta hoa kiểng lấy tiền làm từ thiện

Thượng tọa Thích Thiện Hữu chăm sóc hoa kiểng để bán cho thương lái lấy tiền làm từ thiện

Thượng tọa Thích Thiện Hữu chăm sóc hoa kiểng để bán cho thương lái lấy tiền làm từ thiện

Tâm niệm xuất gia không có nghĩa xa lánh đời mà để tiếp tục cống hiến cho đời, nhiều năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Hữu - Trụ trì chùa Phước Đức (xã Tân Khánh Đông- thành phố Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích vườn xung quanh nhà chùa để trồng xoài và hoa kiểng, phần lớn thu nhập từ việc trồng trọt này đều được nhà chùa sử dụng vào mục đích làm từ thiện.

Tuy không phải là nhà nông thực thụ, nhưng nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều bà con nông dân, thượng tọa Thích Thiện Hữu đã thuê thêm 2 nhân công cùng với mình hàng ngày chăm bón nên vườn hoa kiểng tại chùa luôn phát triển tươi tốt. Bình quân, mỗi năm nhà chùa cung ứng cho thị trường hàng ngàn giỏ hoa các loại, sau khi trừ chi phí, doanh thu mỗi năm mang lại khoảng 100 triệu đồng.

Hoạt động này đã được nhà chùa duy trì trong suốt 4 năm qua, mỗi năm có hàng ngàn phần quà được đã được trao đến người nghèo cùng nhiều hoạt động an sinh xã hội khác. 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Thầy giáo bỏ tiền túi sản xuất dung dịch sát khuẩn tặng người dân

Thầy Đào Anh Quang pha chế dung dịch sát khuẩn.

Thầy Đào Anh Quang pha chế dung dịch sát khuẩn.

Tiến sĩ Đào Anh Quang (37 tuổi), Trưởng khoa Công nghệ hóa - Môi trường - Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế từng tốt nghiệp tiến sĩ ngành hóa học vật liệu và hóa lý, thuộc ĐH Khoa học kỹ thuật Huazhong (Trung Quốc). Chuyên ngành nghiên cứu của anh là vật liệu nanocomposite trong xử lý môi trường và nghiên cứu ứng dụng vật liệu nanocomposite trong chế tạo sợi kháng khuẩn.

Tiến sĩ Quang cho biết ý tưởng sản xuất nước rửa tay sát khuẩn xuất phát từ nhu cầu của người dân, trong khi thị trường đang khan hiếm. “Với trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có cũng như quy trình sản xuất đã được hoàn thiện trong phòng thí nghiệm để phục vụ công tác giảng dạy, chúng tôi đã quyết định sản xuất nước rửa tay khô để tặng miễn phí”, tiến sĩ Quang nói.

Từ khi thông tin dịch được công bố rộng, nhiều người dân đã tìm đến bàn phát nước rửa tay sát khuẩn khô đặt ngay cổng Trường CĐ Công nghiệp Huế để nhận sản phẩm miễn phí dùng để phòng dịch. Mỗi ngày, tại điểm cấp phát này, có hơn 300 lít dung dịch đã được tặng. Đây là sản phẩm nhằm tăng cường phòng chống nCoV do nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Đào Anh Quang sản xuất.

>>>Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. Những chiến sỹ tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19!

Mặc dù đang trong mùa dịch COVID – 19, nhưng nhiều hành khách cảm thấy khá hài lòng về cách phục vụ cua các chiến sỹ Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Mặc dù đang trong mùa dịch COVID – 19, nhưng nhiều hành khách cảm thấy khá hài lòng về cách phục vụ cua các chiến sỹ Công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Là những người đầu tiên và trực tiếp tiếp xúc với hành khách trong và ngoài nước, làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay trong mùa dịch COVID-19, Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, được đánh giá như là đơn vị tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh. Và để hoàn thành tốt công tác, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ là nhiệm vụ trọng tâm đang được lực lượng công an cửa khẩu sân bay nghiêm túc thực hiện.

Theo ghi nhận của PV, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 ngàn hành khách làm thủ tục xuất nhập cảnh qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Và được đánh là những người đầu tiên phải tiếp xúc trực tiếp để giải quyết các thủ tục, hỗ trợ, hướng dẫn hành khách, do vậy cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại đây luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm của người mang mầm bệnh Covid 19 rất cao. Ngay từ những ngày đầu, Cục Quản lý xuất nhập đã quán triệt cán bộ chiến sỹ phải nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng chống dịch, chủ động trang bị đầy đủ, kịp thời khẩu trang tế, găng tay, thuốc sát khuẩn để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Những “anh hùng” trong trận chiến COVID – 19

Mỗi bệnh nhân đều được chăm sóc chu đáo nhất bởi các bác sỹ Bệnh viện Việt Tiệp.

Mỗi bệnh nhân đều được chăm sóc chu đáo nhất bởi các bác sỹ Bệnh viện Việt Tiệp.

Hải Phòng là nơi cách ly số lượng người về từ Vũ Hán cao nhất, bên cạnh đó còn có lượng công dân Trung Quốc ở Hải Phòng rất đông. Chính vì vậy từng tin tức từ Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp cơ sở 2, An Đồng, An Dương đều nhất nhất được nhân dân quan tâm và theo dõi. Các “chiến sĩ” tại “binh đoàn” nãy đã luôn lạc quan, bản lĩnh và chiến đấu hết mình để tất cả cùng yên tâm.

Với số lượng lớn người bị cách ly nhưng đến bây giờ, mặc dù đã có trên 20 ca phải lấy mẫu xét nghiệm song tất cả đều có kết quả âm tính. Phần lớn các trường hợp cách ly đều sống hòa đồng, khỏe mạnh và đã được trở về với cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, điều làm chị buồn là hầu hết những hàng xóm đều tránh không giao tiếp với các chị. Nhưng khi nghĩ mình đang đóng góp công sức cho cộng đồng là mọi nỗi niềm như đều tiêu tan.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Tuần từ 17-23/2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO