Nguy cơ “vỡ trận” thu phí không dừng: Không chấp nhận “dễ ăn” thì làm, khó thì rút

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi các chuyên gia cho rằng phải triển khai tốt nhất việc thu phí tự động mới giảm được ách tắc, minh bạch nguồn thu thì nguy cơ "vỡ trận" đang cận kề.

Trước những vấn đề mới có nguy cơ làm vỡ tiến độ triển khai thu phí không dừng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT về tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng yêu cầu

Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/11 

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/11 về tiến độ triển khai hệ thống, trong đó phân tích thực trạng, khó khăn, vướng mắc và đánh giá khả năng hoàn thành. Đồng thời, yêu cầu Bộ GTVT đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi về hoàn thiện thể chế cũng như phương án xử lý cụ thể nhằm bảo đảm chuyển toàn bộ các trạm thu phí sang thu theo hình thức điện tử tự động không dừng. 

Người dân “lạnh nhạt”, doanh nghiệp xin dừng

Trên thực tế, sau hơn 2 năm triển khai phổ cấp thu phí không dừng, con số 800.000/3,5 triệu ôtô dán thẻ Etag cho thấy người dân còn “lạnh nhạt” với chủ trương thu phí không dừng. Việc nộp và quản lý tài khoản chưa thuận tiện cho người sử dụng dẫn đến chưa khuyến khích người dân tham gia dịch vụ.

Trao đổi với DĐDN, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng thẳng thắn nhận định, việc thu phí tự động đã được triển khai trong nhiều năm nhưng còn chậm.

Theo đó, việc các ngành chức năng theo dõi đôn đốc tiến độ để hoàn thành trong năm 2019 cũng rất chậm. Trong khi đó, các đơn vị doanh nghiệp được giao nhiệm vụ lại than phiền do các điều kiện này điều kiện kia dẫn tới không triển khai được, thậm chí, có đơn vị xin trả dự án thu phí không dừng.

Gần đây, Công ty TNHH thu phí tự động VETC (doanh nghiệp dự án do liên danh nhà đầu tư Tasco đứng đầu) từng ký hợp đồng với Bộ GTVT để cung cấp dịch vụ thu phí không dừng giai đoạn 1 cho 44 trạm thu phí trên cả nước. VETC cho biết lỗ lũy kế của công ty sau 5 năm vận hành đã lên tới 300 tỷ đồng. Nguyên nhân là tỷ lệ thu phí tự động không dừng thấp, chỉ đạt 10% so với kế hoạch. Đến nay vẫn còn 33/44 trạm chưa chịu ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng. Các cổ đông của VETC 5 năm không nhận được cổ tức và liên tục phải đầu tư thêm vốn để bù lỗ vận hành.

Bộ GTVT thừa nhận những vướng mắc lớn nhất của dự án là doanh thu hoàn vốn không như dự kiến. Tiến độ ký hợp đồng dịch vụ, trích doanh thu chậm. Ngoài ra, việc nhiều dự án BOT sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu (do lưu lượng phương tiện thấp hơn so với dự báo, chưa được tăng phí theo đúng lộ trình, phải giảm phí qua trạm theo Nghị quyết 35/NQ-CP) ảnh hưởng đến nguồn thu, phương án tài chính của dự án.

Không chỉ vậy, nhiều đơn vị khai thác đường bộ không muốn hoặc không có khả năng triển khai hệ thống thu phí không dừng, tiêu biểu là Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Việc triển khai thu phí không dừng tại 4/5 tuyến cao tốc do VEC quản lý rất chậm do chưa bố trí được vốn đầu tư hệ thống Front-End tại các trạm.

Bên cạnh đó, vướng mắc về đàm phán tỷ lệ trích doanh thu giữa VEC và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Minh bạch nguồn thu

Tuy nhiên, đều không đồng tình với việc doanh nghiệp xin trả dự án thu phí không dừng, các chuyên gia đều cho rằng cần thực hiện các cam kết một cách đầy đủ. Bộ GTVT cũng khẳng định sẽ cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhưng không chấp nhận dừng dự án hay bàn giao lại cho Nhà nước. 

“Đây là điều chúng ta cần thực hiện một cách nghiêm minh trong hợp đồng của mình. Đồng thời triển khai tốt nhất việc thu phí tự động, có vậy mới giảm được ách tắc”, ông Trần Hoàng Ngân cho biết, đồng thời cho rằng, vấn đề quan trọng hơn là minh bạch nguồn thu, để từ đó triển khai được BOT thời gian tới cho các dự án cao tốc Bắc Nam một cách hợp lý và hiệu quả.

Thậm chí, thẳng thắn trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Hoà, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp đã đăng ký để thực hiện thu phí không dừng, có thể doanh nghiệp thấy khó khăn trong quá trình hoạt động.

“Nhưng tôi nghĩ, không thể nào chấp nhận lúc thấy “dễ ăn” thì làm, còn khó khăn thì xin rút ra”, ông Phạm Văn Hoà nhấn mạnh.

Theo đó, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, khi đã ký kết hợp đồng cụ thể, doanh nghiệp vì khó khăn mà rút ra thì cơ quan chủ quản cần xem xét tháo gỡ để doanh nghiệp làm tốt hơn, còn lý do không chính đáng thì không chấp nhận được.

“Phải có sự hài hoà. Không thể chấp nhận anh thấy “ăn đượ”c là nhào nhào vô ăn, thấy khó là rút ra để hậu quả cho nhà nước gánh. Phải hài hoà lợi ích nhà nước và doanh nghiệp và người dân”, ông Phạm Văn Hoà nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ “vỡ trận” thu phí không dừng: Không chấp nhận “dễ ăn” thì làm, khó thì rút tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714050070 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714050070 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10