Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu về tái chế và xử lý sản phẩm bao bì là chất thải

ĐỖ HUYỀN 16/06/2021 17:14

Nguyên tắc cơ bản của cơ chế EPR đã được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đưa ra, theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với một sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn trở thành rác thải.

Ngày 16/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Bộ TN&MT trường tổ chức Hội thảo trực tuyến góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Hội thảo trực tuyến góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Hội thảo trực tuyến góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Phát biểu mở màn hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện nay, Bộ Tài nguyên & Môi trường đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó có nội dung về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu về tái chế và xử lý sản phẩm bao bì là chất thải. Quy định này sẽ có nhiều ảnh hưởng đến các tổ chức sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì thuộc danh mục các sản phẩm, bao bì phải được tái chế, gồm: sản phẩm điện, điện tử, pin, ắc quy, dầu, nhớt, săm, lốp, phương tiện giao thông, máy móc công trình và bao bì các loại…

Chính vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi của quy định, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên liên quan, việc tham vấn ý kiến của doanh nghiệp khi xây dựng Dự thảo Nghị định đóng vai trò quan trọng.

 ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Trình bày về những điểm mới của Dự thảo lần này, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một cách tiếp cận chính sách môi trường, trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất đối với một sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn trở thành rác thải. ERP yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải.

Nguyên tắc cơ bản của cơ chế EPR đã được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đưa ra. Trong đó có những quy định yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm tái chế bao bì đã qua sử dụng với tỷ lệ bắt buộc dựa vào khối lượng hoặc đơn vị bao bì đóng gói sản phẩm mà nhà sản xuất đưa ra thị trường và phải tuân thủ quy cách tái chế bắt buộc. Đối tượng của cơ chế EPR gồm những ngành hàng như: pin và ắc quy, điện và điện tử; săm lốp, dầu nhờn, ô tô và xe máy, bao bì. Và, các nhà sản xuất có thể tự mình tổ chức thực hiện tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế chất thải.

Những quy định cụ thể về cơ chế ERP đang được Bộ TN&MT xây dựng, hoàn thiện tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020”, ông Phan Tuấn Hùng khẳng định.

ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

Dự thảo đưa ra các quy định cụ thể về đối tượng và lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế; Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế; Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế và kê khai, đóng góp tài chính cho Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ tái chế; Xử lý trường hợp không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm tái chế; Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì; Đối tượng, thời điểm phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải; Trình tự thực hiện đóng góp kinh phí hỗ trợ xử lý chất thải…

Về bảo vệ môi trường nước, dự thảo Nghị định quy định nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh với các nội dung gồm: đánh giá, dự báo xu hướng chất lượng môi trường nước mặt; xác định mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; đánh giá thực trạng, dự báo về các nguồn phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động, nguy cơ ô nhiễm xuyên biên giới; đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; tổ chức thực hiện kế hoạch.

Về bảo vệ môi trường không khí, dự thảo Nghị định quy định kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm: Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Dự thảo Nghị định quy định cụ thể việc thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó, bao gồm việc điều chỉnh hoạt động, hạn chế, tạm dừng các nguồn phát sinh khí thải lớn, điều chỉnh thời gian hoạt động và quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tiêu chí xác định trường hợp môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Về bảo vệ môi trường đất, dự thảo Nghị định quy định đối tượng phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất gồm khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khu vực sản xuất, kho chứa, bãi chôn lấp chất thải; khu vực khai thác khoáng sản độc hại; khu vực canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất. Việc điều tra, đánh giá khu vực bị ô nhiễm được thực hiện ở mức độ sơ bộ và chi tiết.

Dự thảo Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất và việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ô nhiễm do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.

Đối với Quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên tập trung chủ yếu quy định việc xác lập, đề cử công nhận Di sản thiên nhiên thông qua các quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên; việc điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên.

Quy định về các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, trong đó, bao gồm việc đánh giá tác động cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học chuyên đề đối với tất cả các dự án có ảnh hưởng đến các di sản thiên nhiên là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan và danh lam thắng cảnh.

Dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, địa phương trong việc điều tra, đánh giá, quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường

    18:56, 15/03/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Rà soát dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường

    19:31, 22/02/2021

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020: Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường

    18:40, 11/12/2020

  • Xử lý ô nhiễm không khí: Kỳ vọng vào Luật Bảo vệ Môi trường!

    09:19, 10/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu về tái chế và xử lý sản phẩm bao bì là chất thải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO