Bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ, ông Joe Biden chắc chắn mang đến làn gió mới trên rất nhiều lĩnh vực, dĩ nhiên tác động liên đới không hề nhỏ.
Theo kế hoạch, ông Joe Biden sẽ chính thức lên nắm quyền Tổng thống Mỹ vào ngày 21/1 tới.
Cách ông Biden điều hành đất nước chắc chắn sẽ khác ông Trump. Về ngoại giao, nhiều khả năng ông Biden sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với WHO, WTO, LHQ, NATO, trở lại với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu,… Đây cũng là cách mà mấy trăm năm nay, nước Mỹ thể hiện vai trò đầu tàu.
Cách tiếp cận với Bắc Kinh cũng có thể sẽ là một chương mới mẻ khi ông Biden nhiều lần khẳng định đối sách với cường quốc Châu Á rằng: “Tôi sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào ngay lập tức, kể cả đối với thuế quan. Tôi sẽ không áp đặt định kiến cho những lựa chọn của mình”.
Tuy nhiên, lời hứa này không phải là chỉ dấu thanh bình, mà quan hệ Mỹ- Trung vẫn trên nền tảng đối đầu, cạnh tranh kịch liệt nhưng không theo cách “dội bom” như người tiền nhiệm.
Về đối nội, việc đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi kinh tế sẽ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Biden. Bên cạnh đó, ông Biden cũng sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng mang tính hệ thống trong nhiều thế kỷ....
Hệ quả của chính sách đối nội mang tính bảo trợ là cộng đồng doanh nghiệp có lý do để lo lắng vì các Tổng thống dân chủ có xu hướng tăng thuế. Nhiều khả năng ông Biden sẽ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% lên 28%. Điều này có nguy cơ khiến doanh nghiệp Mỹ tăng cường đầu tư ra nước ngoài để né thuế.
Dưới thời Biden, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được nối lại một phần quan trọng, khi đó Trung Quốc với tư cách là “công xưởng thế giới”, thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới, sẽ sôi động trở lại. Theo đó, các doanh nghiệp, đặc biệt ở những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam… sẽ giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. Song, nếu các gói thuế của Mỹ đánh vào Trung Quốc vẫn còn thì hàng Trung Quốc sẽ tàn phá các thị trường yếu hơn.
Khi quan hệ Mỹ- Trung “giảm nhiệt” hơn so với thời Trump, làn sóng rời bỏ Trung Quốc không còn ào ạt, điều này gây khó khăn cho chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, sự ôn hòa của Biden là cơ hội cho Bắc Kinh trở lại với chính sách bành trướng, thâu tóm. Điển hình với Hiệp định RCEP, Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành “sân nhà” của Trung Quốc.
Biển Đông có thể sẽ tiếp tục dậy sóng, khiến các nước ASEAN bị trói buộc giữa một bên là cam kết thương mại, vốn vay và một bên là đòi lại chủ quyền biển đảo. Nếu như Mỹ và đồng minh không cứng rắn thì họ sẽ bị đánh bật ra khỏi khu vực này.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 13/01/2021
11:35, 11/01/2021
06:00, 11/01/2021
04:00, 11/01/2021
21:24, 10/01/2021
06:00, 08/01/2021
05:00, 08/01/2021
16:10, 07/01/2021