Nhận diện kinh tế 2019

Lê Mỹ Ý 23/11/2018 10:00

Năm 2018 - Năm kinh tế nhiều biến động trên thị trường toàn cầu song Việt Nam vẫn giữ vững nhịp tăng trưởng lạc quan. Năm 2019, nền kinh tế có tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được?

Trong số 12 chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua cho năm 2018, tính đến tháng 8/2018, thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt mục tiêu kế hoạch. (nguồn: Báo cáo "Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019", Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

p/Tình hình thành lập doanh nghiệp tháng 8/2018 so với tháng 7/2018.

Tình hình thành lập doanh nghiệp tháng 8/2018 so với tháng 7/2018.

Ngày 23/11/2018, từ 13h30 -17h00, tại Hội trường Tầng 6, Khách sạn Victory, số 14 Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tổ chức Diễn đàn Dự báo Kinh tế 2019 với chủ đề: “Nhận diện Kinh tế 2019 và Khả năng thích ứng của Doanh nghiệp”. Nội dung của Diễn đàn nhằm mổ xẻ những dự báo kinh tế của năm 2019 và tìm ra các giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn mà các dự báo diễn biến kinh tế năm 2019 đưa ra, để từ đó các doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh năm 2019.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế 2019, sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập báo Diễn đàn Doanh nghiệp tại khu vực phía Nam (5/11/1993-5/11/2018) và Lễ trao giải Bình chọn thường niên Báo chí viết về Doanh nhân, Doanh nghiệp và Môi trường Kinh doanh lần VI.

Đảm bảo mọi mục tiêu kỳ vọng

Cụ thể, tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6,7%. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản được phục hồi rõ nét, ước cả năm khoảng 3,3% nhờ tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất theo 3 trục sản phẩm. Tăng trưởng khu vực công nghiệp xây dựng khoảng 7,59%; tăng trưởng khu vực dịch vụ tiếp tục ở mức 7,35%.

Quy mô GDP theo giá hiện hành cả năm ước đạt khoảng 5.555 nghìn tỷ đồng, quy USD đạt khoảng 240,5 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.540 USD/người, tăng 6,3%.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI những tháng đầu năm cơ bản biến động sát với điều hành của Chính phủ. 8 tháng năm 2018, CPI bình quân được kiểm soát ở mức tăng 3,52% so với cùng kỳ năm 2017. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ. Ước cả năm, thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng dưới 4% của Chính phủ, vượt mục tiêu Quốc hội giao.

2018 cũng là năm “bội thu” kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, với ước tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả năm đạt 475 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 238 tỷ USD, tăng 11,2%, vượt mục tiêu Quốc hội giao (7-8%) và vượt mục tiêu của Chính phủ (8-10%). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu cả năm ước đạt 237 tỷ USD, tăng 12,3%. Mặc dù nhập khẩu đạt tăng trưởng kim ngạch hàng hóa cao hơn (cùng kỳ) so với xuất khẩu song cả năm ước xuất siêu vẫn đạt khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,4% và vượt mục tiêu Quốc hội giao nhập siêu dưới 3%. Đây là mức tăng trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tích cực.

Theo báo cáo, tổng vốn đầu tư toàn xã hội (theo giá hiện hành) thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 747,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017. Cả năm ước đạt 1.890 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2017 và bằng 34% GDP, đạt mức cao mục tiêu Quốc hội giao (33-34%).

  Dự kiến khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2019 đạt khoảng 2.036-2.097 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7,7-11% so với năm 2018.

Tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, môt “chỉ số” thể hiện xu thế tích cực và sự lạc quan của khối giữ vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tính đến tháng 10/2018, cả nước có 109.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.116 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 4,7%. Nếu tính cả 2.045,1 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2018 là 3.161,1 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 27.935 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính năm 2018, cả nước có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 2,5% so với năm 2017. Như vậy, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng lên cùng với số vốn bổ sung tăng là một “điều kiện đủ” cho động lực tăng trưởng đột phá của nền kinh tế vào 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Biến đất đai thành động lực tăng trưởng

    07:00, 11/11/2018

  • Tăng trưởng 2019 nhanh và bền vững

    05:14, 10/11/2018

  • Giải pháp mới cho tăng trưởng

    20:29, 02/11/2018

  • Tăng trưởng kinh tế: Sẽ không biến động nhiều trong 3 tháng cuối năm

    03:48, 25/10/2018

  • Ổn định kinh tế vĩ mô: “Đòn bẩy” giúp kinh tế tăng trưởng bền vững

    14:18, 23/10/2018

Kinh tế 2019 đối mặt thách thức nào?

Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua. Mục tiêu của Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các nhà hoạch định chính sách đã đề ra những con số lạc quan, tuy nhiên một số rủi ro, thách thức tới nền kinh tế Việt Nam năm 2019 cũng được lưu tâm.

Theo đó, với độ mở lớn cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế. Căng thẳng thương mại, chiến tranh thương mại giữa các quốc gia, các nền kinh tế lớn diễn biến khó lường, kết hợp với các yếu tố rủi ro địa chính trị, xu hướng bảo hộ thương mại nội địa, chủ nghĩa dân túy,... sẽ tác động tới các thể chế thương mại quốc tế (đa phương, khu vực và song phương), cấu trúc sản xuất, tình hình cung cầu, giá cả, chuỗi sản xuất khu vực và thế giới, qua đó ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, với quy mô kinh tế nhỏ, việc ứng phó với các biến động trong tương lai của Việt Nam có thể cũng sẽ gặp khó khăn hơn bởi dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp. Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước hiện đang ổn định, quy mô dự trữ ngoại hối ở mức khá cao, niềm tin vào giá trị đồng Việt Nam được củng cố, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện và việc đẩy nhanh lộ trình cổ phần và bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo điều kiện thu hút các dòng vốn đầu tư dài hạn vào Việt Nam.

Dự báo, các yếu tố nội tại của nền kinh tế như trình độ phát triển khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn người ngoài còn chênh lệch, nhất là trong xuất nhập khẩu; Kết nối doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài còn hạn chế; Động lực tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế trong nhiều năm qua là vốn đầu tư và công nghiệp khai khoáng đã không còn nhiều dư địa, đang dần được thay thế bởi công nghiệp chế biến, chế tạo; Những lợi thế so sánh truyền thống của Việt Nam là lao động chi phí rẻ đang có xu hướng giảm dần.

Ngược lại, chi phí lao động tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trong khi năng suất lao động chậm được cải thiện, kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, xu hướng già hóa lao động càng ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất lao động. Những điều này khiến cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam dần mất đi nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhận diện kinh tế 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO