Nhận diện thách thức chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Thách thức đầu tiên là tìm được nhà sản xuất trong nước với năng lực kỹ năng phù hợp và khả năng sản xuất vaccine COVID-19.

Tiến sĩ Majo George - Giảng viên Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT phân tích những thách thức mà doanh nghiệp trong nước có thể phải đối mặt khi chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và tiến hành sản xuất ở Việt Nam.

Ông cho biết thách thức đầu tiên là tìm được nhà sản xuất trong nước với năng lực kỹ năng phù hợp và khả năng sản xuất vaccine COVID-19.

“Sản xuất vaccine COVID-19 đòi hỏi phương thức sản xuất chuyên sâu, nguyên liệu thô và các thiết bị hiếm - những thứ còn thiếu ở nhiều quốc gia đang phát triển”, Tiến sĩ Goerge nói.

Theo ông Majo George, “tính phức tạp trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra rào cản cho các quốc gia như Việt Nam khi tiếp cận chuyển giao công nghệ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chuỗi cung ứng cho vaccine Pfizer cần 280 thành tố từ 86 nhà cung cấp ở 19 quốc gia, cùng với thiết bị đặc chủng và nhân sự được tập huấn chuyên sâu”.

Ông nhấn mạnh rằng dù Việt Nam có thể chỉ tham gia vào công đoạn đóng gói và hoàn tất sản xuất vaccine, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, vốn và đào tạo con người là những điều hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất vaccine của quốc gia.

Tiến sĩ George chỉ ra một thách thức khác trong việc tiếp cận với các nhà cung cấp đáng tin cậy trong khoảng thời gian ngắn khi đợt bùng phát COVID-19 hiện tại với biến chủng Delta đã và đang tác động lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu hiện có.

Việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine tại Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

“Các nguyên liệu thô cần thiết có thể khác nhau từ những thành phần cơ bản như phần đệm, nhựa resin, natri clorua, đến các vật tư phụ như hộp đựng dùng một lần, ống, đầu lọc tiệt trùng, lọ nhỏ, nút chai, v.v.”, ông nói. “Một số nguyên liệu này dự báo sẽ thiếu hụt từ 12 đến 15 tháng. Với một số nguyên liệu quan trọng như lọ nhỏ, đầu lọc tiệt trùng, nút, kẹp chì niêm phong, số lượng nhà cung cấp rất giới hạn khiến mặt bằng phát triển nhà cung cấp cũng giới hạn theo”. - Vị Tiến sĩ này cho biết thêm.

Theo ông, “tình huống còn tệ hơn khi một số quốc gia phát triển đặt hàng hơn nhu cầu thực tế để đảm bảo trữ đủ hàng khiến khan hiếm càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến tê liệt toàn ngành”.

Tiến sĩ George cho biết lệnh cấm di chuyển quốc tế và yêu cầu cách ly khiến việc đưa chuyên gia từ các nhà cung cấp đến thực địa để lắp đặt thiết bị mới và đào tạo nhân viên tại chỗ bị chậm trễ. “Vậy nên việc chuyển giao trang thiết bị mới sẽ có thể kéo dài”. - Tiến sĩ George nói.

Ông còn nhận định rằng việc chuyển giao công nghệ vaccine có thể không diễn ra như mong đợi vì nguồn lực và nguồn cung cấp giới hạn phần lớn từ chỉ năm công ty dược lớn cũng như tranh luận chưa đến hồi kết về quyền sở hữu trí tuệ.

“Các công ty dược lớn không mặn mà tham gia chuyển giao công nghệ, họ thích thực hiện các giao dịch sinh lời với các nước giàu có hơn”. - Tiến sĩ Majo George nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện thách thức chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517059 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517059 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10