“Nhận diện” vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

Tiến Dũng 18/12/2020 11:56

Mặc dù đã có những chính sách quảng cáo Thực phẩm chức năng được ban hành nhưng nhiều tổ chức và cá nhân vẫn cố tình vi phạm, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Những vi phạm quảng cáo Thực phẩm chức năng phổ biến và lặp đi lặp lại không dễ nhận biết cũng như những nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra sẽ phần nào giúp người tiêu dùng phát hiện và tẩy chay sản phầm.

Điểm mặt chỉ tên

Những hình thức vi phạm quảng cáo được một số tổ chức, cá nhân bất chấp pháp luật được kể đến là: Quảng cáo sai sự thật, quảng cáo quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sỹ để quảng cáo thực phẩm. Quảng cáo kèm theo các bài viết của phóng viên, phản hồi của người tiêu dùng có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Bên cạnh đó nhiều Doanh nghiệp cố tình quảng cáo thực phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo, quảng cáo các sản phẩm thực phẩm có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.

Trong thời đại hội nhập, các hình thức vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng cũng rất tinh vi khiến người tiêu dùng rất khó nhận biết.

Phương tiện quảng cáo hiện nay hết sức đa dạng và phong phú, đặc biệt là việc sử dụng internet, mạng xã hội, trang web của các tổ chức, cá nhân đã không bị hạn chế về không gian, thời gian quảng cáo. Mỗi một loại hình, phương tiện quảng cáo lại thuộc một cơ quan quản lý nhà nước khác nhau nên sự thống nhất, phối kết hợp gặp nhiều khó khăn.

Bất chấp vì lợi nhuận

Nguyên nhân của vi phạm được chỉ ra đó là vì lợi nhuận, một số tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo vì muốn quảng cáo quá mức về tác dụng của sản phẩm, chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung vẫn tự in các tờ rơi, tờ gấp để quảng cáo trên thị trường, cho đến khi lực lượng thanh tra phát hiện xử lý vi phạm, thu hồi...

Các đơn vị phát hành quảng cáo là các đơn vị sự nghiệp, tự chủ về kinh phí, do vậy, ít nhiều sự tồn tại và phát triển của đơn vị bị chi phối bởi doanh thu phát hành quảng cáo. Do vậy, còn tồn tại hiện tượng phát hành quảng cáo thực phẩm chưa được duyệt nội dung quảng cáo.

Ngoài ra, sự phối hợp về quản lý quảng cáo giữa các cơ quan chủ quản của đơn vị phát hành quảng cáo và cơ quan chức năng duyệt nội dung quảng cáo chưa được chặt chẽ, dẫn đến tình trạng có những nội dung chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung mà vẫn được phát hành trên một số báo viết và truyền hình Trung ương cũng như địa phương.

Trong gia đoạn hội nhập hiện nay khi công nghệ là nến tảng cho mọi hoạt động thì các hình thức quảng cáo cũng trở nên hết sức “hiện đại’ như quảng cáo trên website, internet, các hội thảo, bài viết, quảng cáo qua phương thức truyền tiêu đa cấp... rất khó quản lý nên các doanh nghiệp vẫn lợi dụng các hình thức này để quảng cáo.

Do thiếu hiểu biết của người tiêu dùng: Lợi dụng việc nhiều người tiêu dùng không hiểu biết đầy đủ về TPCN nên nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tuyên truyền, phát tán nhiều tài liệu quảng cáo TPCN không đúng với tác dụng của sản phẩm, quảng cáo TPCN chữa đủ các loại bệnh tật, đặc biệt nhiều nhà in, nhà xuất bản, một số cơ quan báo đài...và đặc biệt là các trang mạng xã hội điều hành in ấn, quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Nhận diện” vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO