Trong hơn một năm qua, dù có ít lợi thế và sức mạnh hơn Nga, nhưng Ukraine vẫn tỏ ra quyết liệt và đối đầu sòng phẳng với Nga. Vậy điều gì đã giúp Ukraine có được sức mạnh này?
>>"Lộ diện" yếu tố sẽ quyết định trật tự thế giới mới
Vào ngày chiến sự Nga- Ukraine nổ ra, giới quân sự và tình báo khắp thế giới hầu hết đều chung một nhận định: Ukraine khó có thể trụ nổi trong một tháng trước lực lượng quân sự hùng hậu của Nga. Nhưng thực tế đã cho thấy điều ngược lại, với vai trò ngày càng rõ rệt của Công nghệ.
Ngày 24/2/2022, một trong những mục tiêu đầu tiên của quân đội Nga là hệ thống mạng Ukraine. Hàng loạt trang web của các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức quan trọng nhất của Ukraine đã bị đánh sập, thay thế bằng các lời kêu gọi đầu hàng. Mục tiêu của chiến lược phủ đầu này là cắt đứt mọi hoạt động điều phối từ chính phủ trung ương và nhanh chóng giành chiến thắng.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thành hiện thực. Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine đã quyết định chuyển các máy chủ cục bộ lưu trữ dữ liệu của chính phủ sang điện toán đám mây và đặt tại nhiều quốc gia Châu Âu khác. Hành động kịp thời này đã giúp chính phủ Ukraine bảo vệ được các thông tin quan trọng nhất, cả về quân sự và dân sự, và tiếp tục điều hành đất nước từ bên ngoài.
Trong quá trình đó, Microsoft đóng một vai trò quan trọng. Tập đoàn Mỹ đã cấp quyền cho chính phủ Ukraine truy cập các công cụ kỹ thuật hiện đại nhất, tăng tốc đáng kể việc chuyển dữ liệu quan trọng ra bên ngoài quốc gia để duy trì các hoạt động điều hành của chính phủ.
Không chỉ chính phủ, các doanh nghiệp Ukraine trên các lĩnh vực thiết yếu cũng được hỗ trợ, bao gồm ngân hàng KredoBank hay các công ty năng lượng DTEK và Ukrenergo.
“ Azure, Office 365, và đặc biệt là Teams, là những công nghệ quan trọng nhất đối với chúng tôi, bởitrong thời chiến, chúng tôi buộc phải làm việc từ xa và cần quyền truy cập an toàn vào môi trường làm việc”, Giám đốc IT của Ukrenergo Sergiy Galagan nhấn mạnh.
Ukraine hiện có hơn 5.000 thiết bị đầu cuối Starlink đang hoạt động. Các chảo vệ tinh nhỏ, dễ sử dụng trở thành điểm kết nối thông tin liên lạc quan trọng nhất cho quân đội Ukraine ngay cả khi mạng điện thoại di động và internet đã bị phá hủy.
Với sự hỗ trợ của Starlink, quân đội Ukraine đã có thể sử dụng một vũ khí nhỏ bé nhưng vô cùng hiệu quả - drone - để trinh sát và thậm chí tấn công. Những cuộc tập kích như vậy đã gây thiệt hại nặng nề cho Nga: hơn 1.600 xe tăng và hàng nghìn xe cơ giới khác của Nga đã bị phá hủy trong 1 năm chiến sự vừa qua. Trong đó, đóng góp của UAV là không hề nhỏ.
Điều này nêu bật lên tầm quan trọng của Starlink. Hoạt động của UAV phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền với người sử dụng, thường qua phần mềm video chat như Google Meet hoặc Zoom. Qua các ứng dụng này, các cảnh quay có thể dễ dàng được chia sẻ cho các đơn vị pháo binh có tham gia vào “cuộc họp” để xác định vị trí bắn.
Nếu không có Starlink , những hoạt động như vậy sẽ không thể thực hiện được, vì mạng di động trong các khu vực chiến sự thường không hoạt động hoặc không đáng tin cậy. Tất nhiên, Starlink có vấn đề của nó. Trong quá trình hoạt động, có một vài lần thiết bị này gặp trục trặc.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine trước nguy cơ thiếu hụt đạn pháo
Ông Todd Humphreys, Chuyên gia của Đại học Texas ở Austin cho biết về mặt lý thuyết, tín hiệu có thể bị gây nhiễu, do mỗi thiết bị đầu cuối Starlink sử dụng một bộ thu GPS bên trong để giúp xác định vệ tinh nào sẽ truyền tín hiệu của nó. Vì vậy, nỗ lực gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga có thể làm gián đoạn hoạt động của Starlink.
Nổi bật trong số các ứng dụng công nghệ vào nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng Ukraine là Trí tuệ nhân tạo. Chính thuật toán của công ty Palantir (Mỹ) đã hợp nhất các thông tin tình báo với khả năng quản lý chiến trường vào thực chiến, qua đó góp phần lớn vào quá trình chiếm lại Kherson, Izium hay Kharkov của Ukraine.
Điều làm cho các hệ thống này thực sự mang tính cách mạng là khả năng tổng hợp dữ liệu từ các nhà cung cấp thương mại. Sử dụng một công cụ của Palantir có tên là Meta Constellation, quân đội Ukraine có thể xem những dữ liệu thương mại cung cấp về một không gian chiến đấu nhất định: từ hình ảnh quang học đến radar khẩu độ tổng hợp có thể nhìn xuyên qua các đám mây, hay hình ảnh nhiệt có thể phát hiện hỏa lực của pháo binh hoặc tên lửa. Vô số dữ liệu đã được tận dụng để cải thiện chất lượng tác chiến.
Ví dụ, ở Kherson, Palantir đã vẽ hình ảnh từ khoảng 306 vệ tinh thương mại, tập trung với độ chính xác tới 3,3 mét. Sử dụng mạng lưới kết nối băng thông rộng từ khoảng 2.500 vệ tinh Starlink trên quỹ đạo thấp của trái đất, nó cho phép binh lính Ukraine tải lên thông tin tình báo hoặc tải xuống thông tin mục tiêu chỉ bằng máy tính bảng cầm tay.
Các công nghệ hiện đại của Mỹ quả thật đã đóng vai trò vô cùng quan trọng vào kết quả trên chiến trường của Ukraine cho tới hiện nay. Và điều này rõ ràng đang đặt ra một thách thức lớn cho Tổng thống Putin trong giải quyết khoảng cách về công nghệ trong một thời gian ngắn và trong hoàn cảnh bị cấm vận hiện tại.
Có thể bạn quan tâm