Nhập khẩu rác với những nguy cơ nhãn tiền

Trương Khắc Trà 08/07/2018 11:15

Có một ngành công nghiệp tái chế rác thải đang âm thầm tồn tại trong dòng chảy sản xuất - tiêu dùng trên thế giới.

Có những quốc gia sạch đến mức thiếu rác trầm trọng. Thụy Điển, Singgapore là những nước đầu tiên trên thế giới chạm mốc tái chế 99% rác thải nội địa. Với Việt Nam lại là câu chuyện khác.Việc Trung Quốc bất ngờ không tiếp nhận rác khiến các nước phương Tây phải vật lộn để đối phó, một trong những thị trường mới đầy tiềm năng là Việt Nam!

Có thể bạn quan tâm

  • Tìm giải pháp đối phó với rác thải công nghệ

    15:46, 24/06/2018

  • Bất lực với 28.000 container rác thải công nghệ

    05:18, 23/06/2018

  • Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xử lý rác thải thành điện

    05:00, 08/05/2018

  • Nghệ An: Lực lượng chức năng “bó tay” với đám cháy tại bãi rác thải?

    20:01, 28/06/2018

p/Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiệntại cảng Hải Phòng.

Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiệntại cảng Hải Phòng.

Thực trạng báo động

Bằng cảm quan có thể cảm nhận được nước ta không hề thiếu rác, rác có ở khắp mọi nơi. Theo một báo cáo hồi năm ngoái của Hiệp hội bảo tồn đại dương, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia thải nhựa ra biển bằng tất cả các nước trên thế giới cộng lại!

Có đến 28.000 container rác vô chủ bỗng dưng được phát hiện mới đây tại các cảng biển Hải Phòng, TP HCM, Vũng Tàu. Lượng rác khổng lồ này nhập về để làm gì, cho ai, xử lý thế nào? Đến nay vẫn chưa có lời giải.
Năm 2016, thương mại rác thải Mỹ - Trung đạt 5,6 tỷ đô, tạo công ăn việc làm cho 155.000 người. Trung Quốc chính là nhà tiêu thụ rác hàng đầu thế giới, mới đây nước này đã bắt đầu từ chối nhập khẩu rác từ Mỹ, họ không muốn hệ lụy thêm với danh xưng “bãi rác của thế giới”.

Hàng chục ngàn tấn rác tồn ở các cảng biển Việt Nam được cho là hàng tạm nhập tái xuất, điều này rất logic với chính sách ngừng nhập rác của Trung Quốc. Phải chăng lượng rác khổng lồ này tạm thời “ghé” Việt Nam nhưng không bao giờ đẩy đi được?

Rác thải là nguồn mang lại lợi nhuận khổng lồ, nhất là trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao thì tái chế rác trở thành phương án giảm chi hiệu quả. Đơn cử như nhập khẩu hạt nhựa nguyên chất giá thị trường từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, trong khi nhựa tái chế giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg.

Nhưng đáng ngại nhất là thủ đoạn “treo đầu dê bán thịt chó”, doanh nghiệp khai một đằng hàng nhập về một nẻo, những mặt hàng được kiểm soát nghiêm ngặt bởi công ước Basel, đó là ắc quy chì, túi nilon, sợi hóa học. Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới không còn là nguy cơ, đó là sự thật. Ngoài rác thải sinh hoạt, còn phải đối mặt với bài toán “rác công nghệ” qua mỹ từ chuyển giao công nghệ. Điển hình nhất là các nhà máy xi măng và nhiệt điện than được xây dựng bởi Trung Quốc.

Những làng nghề “mổ ôtô, ắc quy, thiết bị điện tử…” ở miền Bắc vẫn cứ nườm nượp được cung cấp nguồn “nguyên liệu” vô tận, không rõ từ đâu mà có. Nó có thể mang lại sự sung túc nhưng từ đó cũng xuất hiện những ngôi làng ung thư, khối căn bệnh lạ khiến y học bó tay.

Làm gì để ngăn chặn?

Trung Quốc đã nói không với nhập khẩu rác thải, điều đó khiến dòng chảy rác thải dồn mạnh hơn vào những nước khác trong đó có Việt Nam. Cách ngăn chặn hữu hiệu nhất hiện tại phụ thuộc vào 3 yếu tố. Hệ thống luật pháp; lương tâm đạo đức của doanh nghiệp, người thi hành công vụ và công nghệ xử lý rác thải.

Trong khi đó Bộ Luật hình sự quy định vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý hình sự khi cá nhân, tập thể đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy vi phạm lần đầu chỉ bị xử lý hành chính? Việc xác định hậu quả nghiêm trọng không đơn giản, bởi vụ việc có thể chưa gây hại ngay, mà ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Khó hiểu nhất vẫn là “con voi chui lọt lỗ kim”, hàng ngàn container rác sai quy định được nhập vào mà cơ quan chức năng không hề hay biết! Trong khi có không dưới 4 Bộ quản lý nguồn rác nhập khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhập khẩu rác với những nguy cơ nhãn tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO