Nhiều điểm bất hợp lý tại Dự thảo Nghị định quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp

Đỗ Huyền 28/09/2019 05:00

Dù đánh giá cao tinh thần cầu thị của ban soạn thảo nhưng VCCI vẫn cho rằng Dự thảo Nghị định quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 3658/BNN-TCLN của Quý Cơ quan về việc xin ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp – VNTLAS.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Quy định chung về thay đổi của Văn phòng đại diện chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

    20:54, 26/09/2019

  • VCCI: Cân nhắc nâng thuế xuất khẩu phospho vàng

    05:00, 24/09/2019

  • VCCI: Cần quy định về hình thức, thời gian công khai phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu

    05:00, 23/09/2019

Về cơ bản, theo VCCI Dự thảo lần này đã có nhiều điều chỉnh, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của VCCI đối với phiên bản Dự thảo trước đó. VCCI đánh giá cao tinh thần cầu thị và làm việc nghiêm túc của Ban soạn thảo.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng Dự thảo vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, cần tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện: Theo Điều 1 Dự thảo thì Dự thảo này chỉ quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS) đối với việc nhập khẩu, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ.

Tuy nhiên, theo quy định của VPA/FLEGT và Điều 69 Luật Lâm nghiệp thì Hệ thống VNTLAS này là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại gỗ và sản phẩm gỗ tham gia chuỗi cung ứng mà không căn cứ vào mục tiêu hay thị trường khách hàng (tức là không chỉ bao gồm các trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu, mà cả các trường hợp tiêu thụ nội địa). Cụ thể:

Điều 8 VPA/FLEGT quy định “Hệ thống VNTLAS quy định việc kiểm tra và thủ tục tuân thủ pháp luật nhằm bảo đảm rằng gỗ bất hợp pháp hoặc có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng không được tham gia vào chuỗi cung ứng”.

Điều 69 Luật Lâm nghiệp quy định “Nhà nước xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam” – tức là chỉ mộtHệ thống cho tất cả các vấn đề về bảo đảm gỗ hợp pháp (chú ý Điều 69 nằm trong Mục 1 Chương VII về Chế biến lâm sản – tức là liên quan tới chuỗi cung gỗ nói chung, không phân biệt chuỗi cung nhập khẩu-xuất khẩu hay chuỗi cung hoàn toàn nội địa).

theo VCCI Dự thảo lần này đã có nhiều điều chỉnh, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của VCCI đối với phiên bản Dự thảo trước đó.

Theo Điều 69 Luật Lâm nghiệp thì chỉ có Chính phủ mới được quy định chi tiết về hệ thống gỗ hợp pháp – tức là vấn đề Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp phải quy định trong một Nghị định chứ không phải trong Thông tư.

Phản ánh với VCCI, có ý kiến cho rằng Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT thực chất đã quy định về các khía cạnh liên quan tới bảo đảm gỗ hợp pháp trong chuỗi cung nội địa (khai thác, hồ sơ lâm sản…) và vì vậy có thể coi như đã bảo đảm yêu cầu gỗ hợp pháp cho các chuỗi cung nội địa.

Tuy nhiên, theo VCCI, các ý kiến này dường như không phù hợp bởi:

Về mặt nội dung, Thông tư 27 đặt ra các quy định là căn cứ, chuẩn mực để xác định gỗ nào là hợp pháp – nhưng Thông tư không có quy định về hệ thống hay cơ chế để kiểm soát, qua đó bảo đảm gỗ là hợp pháp và chỉ gỗ hợp pháp mới được phép đi vào chuỗi cung ứng.

Về mặt hình thức pháp lý, Thông tư 27 dù có nhiều quy định về từng nhóm vấn đề liên quan tới bảo đảm gỗ hợp pháp nhưng hoàn toàn không đề cập tới Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp trong khi theo Điều 69 Luật Lâm nghiệp thì việc bảo đảm gỗ hợp pháp phải được thiết lập thành Hệ thống (kể cả gỗ nội địa).

Hơn nữa, theo Điều 69 Luật Lâm nghiệp thì chỉ có Chính phủ mới được quy định chi tiết về hệ thống gỗ hợp pháp – tức là vấn đề Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp phải quy định trong một Nghị định chứ không phải trong Thông tư.

Từ các lý do nêu trên, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung phạm vi áp dụng của Hệ thống VNTLAS, đồng thời điều chỉnh tất cả các nội dung liên quan trong Dự thảo để bảo đảm rằng hệ thống này bao trùm toàn bộ các chuỗi cung gỗ ở Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều điểm bất hợp lý tại Dự thảo Nghị định quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO