Nhiều dự án được bảo lãnh sắp phá sản?

Anh Duy 09/06/2019 12:17

Bộ Tài chính cấp bảo lãnh Chính phủ cho 2 dự án điện của EVN và PVN với tổng trị giá hơn 1,6 tỷ USD (hơn 37.000 tỷ đồng). Ngoài ra, nhiều dự án được Chính phủ trích Quỹ để ứng vốn trả nợ thay.

tổng trị giá ứng trả lên 82,6 triệu EUR (tương đương khoảng 97 triệu USD). Tuy nhiên, đến hết năm 2018, Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án Nhà máy Giấy Phương Nam để thu hồi cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Tổng trị giá ứng trả cho dự án Nhà máy Giấy Phương Nam lên đến 82,6 triệu EUR (tương đương khoảng 97 triệu USD) mà chưa thể thu hồi.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, chưa thể nói nợ công đã thực sự an toàn, bền vững khi mới bố trí trả lãi, chưa trả được gốc. Khi đầu vào là tiền vay đã quản lý chặt chẽ, song đầu ra là các dự án đầu tư, xây dựng từ ngân sách, trái phiếu, ODA vẫn còn nhiều băn khoăn về tính hiệu quả.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Võ Hữu Hiển cũng thừa nhận, có nhiều khoản vay sắp đến hạn trả. “Nhiều khoản vay trong nước cơ bản sẽ đến hạn sau 5 năm vay, tức là 2020 - 2021 tới đây. Một số khoản vay ODA, kể cả có lãi và không lãi cũng đến hạn phải trả nợ gốc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực trả nợ vào thời gian tới”, ông Hiển nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, khi được công nhận là nước có thu nhập trung bình, Việt Nam không được hưởng các khoản vay ưu đãi nhiều nữa, chưa kể một số khoản vay phải chịu lãi suất thả nổi với nhiều rủi ro, ngoài ra là rủi ro tái cấp vốn, tăng nghĩa vụ trả nợ,…

Đặc biệt, đại diện Bộ Tài Chính cho biết, thời gian qua Chính phủ vay về cho vay lại các dự án và bảo lãnh các dự án hầu hết là những dự án hạ tầng quan trọng, cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia...

Trên thực tế, không tránh khỏi rủi ro như dự án bột giấy Phương Nam. Do không hiệu quả, Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay. Trong Báo cáo của Chính phủ mới đây cho thấy, năm 2018, Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam với số tiền 7,61 triệu EUR (tương đương 8,13 triệu USD), nâng tổng trị giá ứng trả lên 82,6 triệu EUR (tương đương khoảng 97 triệu USD). Tuy nhiên, đến hết năm 2018, Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án Nhà máy Giấy Phương Nam để thu hồi cho Quỹ Tích lũy trả nợ.

Dự án nhà máy giấy Phương Nam (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam quản lý) là một trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công thương. Dự án này đã đắp chiếu từ lâu và 3 lần bán đấu giá nhưng không ai mua. Trong năm 2017, Chính phủ phải cho dự án này vay để trả nợ 182 tỷ đồng. 

Được biết, hiện Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Công thương xử lý, làm các thủ tục phá sản, bán đấu giá để thu hồi vốn, hoàn lại một phần tiền cho Quỹ tích lũy trả nợ.

Trong Báo cáo “Tình hình nợ công 2018” của Bộ Tài chính vừa công bố cũng cho thấy, năm 2018, đã cấp bảo lãnh Chính phủ cho 2 dự án điện tổng trị giá 1,6 tỷ USD là dự án Nhà máy điện Vĩnh Tân 4 mở rộng của EVN và dự án Nhiệt điện sông Hậu 1 của PVN.

Có thể bạn quan tâm

  • Nợ công vẫn trong giới hạn

    Nợ công vẫn trong giới hạn

    00:31, 08/06/2019

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nợ công giảm nhưng áp lực trả nợ còn rất lớn

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nợ công giảm nhưng áp lực trả nợ còn rất lớn

    17:20, 22/05/2019

  • Giải bài toán nợ công cách nào?

    Giải bài toán nợ công cách nào?

    04:05, 26/11/2018

  • Còn hạn chế trong quản lý, sử dụng nợ công

    Còn hạn chế trong quản lý, sử dụng nợ công

    00:38, 30/10/2018

  • Kịch bản nào cho nợ công?

    Kịch bản nào cho nợ công?

    05:00, 22/09/2018

Việc cấp bảo lãnh hai dự án này được Thủ tướng cho chủ trương bảo lãnh trước khi Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực. Việc đánh giá hiệu quả của dự án, theo ông Hiển, do Bộ Công thương thẩm định, việc đánh giá bao gồm cả khả năng trả nợ.

“Các dự án điện dạng này là dự án trọng điểm quốc gia cần phải đầu tư. Vì thế, Thủ tướng giao cho các cơ quan liên quan đánh giá. Mặt khác, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay họ cũng đánh giá. Nếu có khả năng trả nợ thì họ mới cho vay”, ông Hiển nói.

Hơn 1,6 tỷ USD là cấp bảo lãnh cho năm 2018, nhưng tiến độ triển khai thực hiện các dự án phụ thuộc vào chương trình dự án, mỗi năm có thể giải ngân vài chục triệu USD để đúng theo tiến độ.

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để góp phần đưa nợ công về mức an toàn, bền vững, cơ quan chức năng cần siết chặt quy trình bảo lãnh khoản vay cho các dự án đầu tư công.

Theo đó, cơ quan chức năng cần quản lý nợ công đúng quy trình ngay từ đầu. Khi xem xét danh mục dự án đầu tư công, phải kiểm soát chặt chẽ để lựa chọn dự án phù hợp. Khi đã đưa dự án vào phải có kế hoạch, phải cân đối tính toán nguồn vốn đầu tư. “Chúng ta siết chặt, chỉ duyệt dự án thật sự cần thiết, hiệu quả cao. Mỗi năm chỉ đầu tư vài dự án nhưng đúng tiến độ, đạt hiệu quả dự án. Như vậy mới đảm bảo nợ công ở mức an toàn và bền vững”, ông Thịnh cho biết.

Theo ông Thịnh, khâu đưa dự án vào xem xét vay vốn nước ngoài không được có lợi ích nhóm, không nể nang bất kỳ ai. Khi thực thi dự án, vốn vay cần xem xét vay với các điều kiện như thế nào? Dự án vay có khả năng trả nợ được không, ai là người trả nợ?, nếu không trả nợ được thì lấy gì ra thế chấp?.

“Nếu muốn bảo lãnh vay thì ai đứng ra xin vay và có cơ sở nào để trả nợ và có đảm bảo được không? Làm rõ việc bảo lãnh như thế nào? Những năm qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã siết chặt bảo lãnh, tình hình nợ công ổn hơn, dự án đầu tư siết chặt lại hơn”, vị chuyên gia này đánh giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều dự án được bảo lãnh sắp phá sản?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO