Nhiều ngân hàng tiếp tục cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tiền của tội phạm

Lê Mỹ 16/09/2018 06:00

Một loạt các ngân hàng tiếp tục gửi thông báo tới người dùng dịch vụ, cảnh báo phòng tránh trước các chiêu lừa đảo tinh vi, giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền.

Ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp giao dịch giả mạo, thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng xảy ra tại các ngân hàng. Và mặc dù Ngân hàng Nhà nước cũng như nhiều tổ chức tín dụng đã đưa ra các cảnh báo, nhưng vì sự an toàn của khách hàng khi dùng dịch vụ, các tổ chức tín dụng tiếp tục nhấn mạnh sự thận trọng của người dùng.

Theo các chuyên gia, sự cảnh giác và tự bảo vệ an toàn tài sản của mình qua các giao dịch ngân hàng của khách hàng là một trong những yếu tố hàng đầu để phòng tránh bị lừa đảo

Theo các chuyên gia, sự cảnh giác và tự bảo vệ an toàn tài sản của mình qua các giao dịch ngân hàng của khách hàng, là một trong những yếu tố hàng đầu để phòng tránh bị lừa đảo

Techcombank và Maritime Bank mới đây đã đưa ra các thông báo quan trọng tới người dùng dịch vụ, cảnh báo phòng tránh các hành vi lừa đảo.

Techcombank cho biết đã phát hiện nhiều trường hợp kẻ gian thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền rất tinh vi bằng cách giả mạo kênh thanh toán Western Union. Kẻ gian thường gửi tin nhắn giả mạo Techcombank đến điện thoại của khách hàng với nội dung như "khách hàng đã nhận được tiền từ dịch vụ chuyển tiền Western Union" hoặc các dịch vụ tương tự, sau đó yêu cầu khách hàng đăng nhập vào website giả mạo để xác nhận. Thông qua cách lừa đảo này, kẻ gian sẽ lấy cắp được mật khẩu, mã OTP khi khách hàng đăng nhập và cung cấp thông tin tại website giả mạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Lại thêm chủ thẻ ATM của DongA Bank bị mất tiền

    09:15, 30/06/2018

  • Eximbank và bà Chu Thị Bình hoàn tất tạm ứng 245 tỷ đồng "bốc hơi" trong sổ tiết kiệm

    16:03, 27/08/2018

  • Bà Chu Thị Bình nhận tạm ứng tiền gửi bị mất, tiếp tục mở sổ tiết kiệm tại Eximbank

    17:04, 26/06/2018

  • Cảnh báo chiếm quyền kiểm soát iCloud

    03:30, 18/08/2018

  • Hacker có thể đánh cắp mã PIN dựa vào sóng âm phát ra từ điện thoại

    05:01, 05/09/2018

  • Nhà mạng Mỹ bị hacker đánh cắp hơn 2 triệu thông tin tài khoản

    00:51, 27/08/2018

  • 6 thói quen tai hại tạo điều kiện cho hacker "hỏi thăm" máy tính của bạn

    18:25, 09/07/2018

  • Hacker thực hiện cuộc tấn công 51% vào đồng tiền mã hóa Bitcoin Gold, đánh cắp gần 18 triệu USD

    15:20, 28/05/2018

Ngân hàng nhấn mạnh, hiện Techcombank chỉ có 2 cổng dịch vụ Internet Banking duy nhất là https://ib.techcombank.com.vn và F@st Mobile.

Đồng thời khuyến cáo khách hàng không đăng nhập Username, Password, mã PIN, OTP vào bất kỳ website, ứng dụng nào khác ngoài 2 cổng dịch vụ trên. Đặc biệt phải giữ bí mật tuyệt đối mã OTP, không cung cấp cho bất kỳ ai kể cả ngân hàng trong bất kỳ trường hợp nào vì mã OTP chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích xác nhận chuyển tiền đi hoặc thay đổi thông tin.

Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi ngờ, khách hàng nên ngừng giao dịch và thông báo ngay cho ngân hàng. Đăng ký và chú ý theo dõi dịch vụ tin nhắn thông báo biến động giao dịch, sao kê sổ phụ tài khoản/ giao dịch thẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Maritime Bank trong khi đó cảnh báo có tới 5 hình thức giả mạo tới khách hàng hiện nay.

Thứ nhất, giả mạo cán bộ ngân hàng hoặc đối tác kinh doanh gọi điện, nhắn tin, gửi email cho khách hàng thông báo khách hàng có khoản tiền chuyển vào tài khoản, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập và mã OTP để nhận tiền hoặc nhận khuyến mại, quà tặng trúng thưởng.

Thứ hai, giả mạo thông báo tài khoản Ebanking của khách hàng bị xâm nhập trái phép hoặc sắp hết hiệu lực và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận lại thông qua đường link độc hại.

Thứ ba, giả mạo người thân gửi tin nhắn qua mạng xã hội, thông báo có tiền chuyển từ nước ngoài về hoặc cần sự hỗ trợ về tài chính và yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật cá nhân để nhận tiền.

Thứ tư, giả mạo màn hình ứng dụng, màn hình đăng nhập có giao diện tương tự website thật bằng cách gửi email từ một địa chỉ email mạo danh ngân hàng tới khách hàng, trong đó chứa đường link giả mạo nhằm lừa khách hàng đăng nhập, từ đó chiếm đoạt các thông tin bảo mật sử dụng dịch vụ.

Thứ năm, giả mạo cơ quan chức năng thông báo khách hàng liên quan đến vụ vi phạm nghiêm trọng và yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập để phục vụ công tác điều tra.

Maritime Bank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin bảo mật dịch vụ cho bất kỳ ai và bằng bất kỳ hình thức nào. Cần chủ động bảo vệ thiết bị cá nhân và thay đổi thường xuyên mật khẩu truy cập dịch vụ Ngân hàng điện tử và email cá nhân.

Đồng thời không lưu tự động các thông tin đăng nhập dịch vụ Ngân hàng điện tử. Luôn nhớ Đăng xuất/ Thoát khỏi hệ thống sau mỗi lần truy cập. Chỉ thực hiện đăng nhập trên website chính thức của Maritime Bank là https://ebank.msb.com.vn và mua sắm, thanh toán trực tuyến tại các trang mạng uy tín.

Các ngân hàng cũng lưu ý, khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo, khách hàng cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng, đồng thời thông báo cho ngân hàng theo số đường dây nóng hoặc điểm giao dịch gần nhất.

Tương tự, HDBank trước đó đã có thông báo đến khách hàng, cũng thông báo lại chi tiết về các trường hợp có thể xảy ra giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dùng dịch vụ. Ngân hàng VPBank cũng thông báo đến khách hàng những trường hợp mạo danh, giả mạo phổ biến mà tội phạm thường sử dụng để "bẫy" khách hàng... 

Trước đó, tại TP HCM, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn, cảnh báo phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án..và cảnh báo nhiều sự xuất hiện trở lại với các thủ đoạn, phương thức ngày càng tinh vi hơn. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng phổ biến phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới này với cán bộ, nhân viên ngân hàng và khách hàng để cảnh giác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều ngân hàng tiếp tục cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tiền của tội phạm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO