Nhiều nước "quay lưng" với Mỹ tại Liên Hợp Quốc

Cẩm Anh 28/09/2018 04:30

Trong kỳ họp lần này của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị một số quốc gia, kể cả các nước đồng minh của Mỹ, chỉ trích các chính sách của ông.

Tổng thống Trump tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Trump tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Donald Trump đến dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để tìm kiếm sự ủng hộ của các nước trong việc chống lại Iran và chứng minh cho các quốc gia khác thấy chính sách của ông đối với Triều Tiên đang làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, cho đến hôm nay, ông nói rõ, ông không quan tâm liệu ông có thuyết phục được nhà lãnh đạo nào hay không. Và những nhà lãnh đạo thế giới cũng đã cho ông câu trả lời, họ đã quay lưng với ông.

Sau khi thúc đẩy cách tiếp cận "nước Mỹ lên trên hết", với sự kiên quyết về chủ quyền quốc gia và từ chối chủ nghĩa toàn cầu hóa, ông đã để lại sự thất vọng hơn bao giờ hết cho các đồng minh và đối thủ của Mỹ trong các vấn đề từ thương mại, chống biến đổi khí hậu đến chương trình hạt nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng thống Trump: “Nước Mỹ bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa”

    04:30, 27/09/2018

  • Mỹ và Iran gia tăng căng thẳng trước kỳ họp Liên Hợp Quốc

    04:30, 26/09/2018

  • Mỹ "bắt tay" Hàn Quốc, ký lại thỏa thuận thương mại tự do

    11:00, 25/09/2018

  • Chứng khoán toàn cầu lại “lao đao” vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

    15:01, 25/09/2018

Tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Bolivia Evo Morales, người luôn có thái độ chống đối Tổng thống Trump, đã chỉ trích Mỹ không quan tâm đến việc duy trì sự dân chủ. Điều đáng ngạc nhiên rằng, các đồng minh của Mỹ cũng có thái độ công kích thẳng thắn đến Tổng thống Trump.

Trong một động thái mỉa mai thái độ phũ phàng của Tổng thống Mỹ với các đồng minh và các tổ chức đa phương, Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng, chính quyền của bà sẽ mang lại lợi ích cho người dân Anh mà không cần phải đánh đổi bằng sự hợp tác toàn cầu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng lên án tuyên bố của Trump về mối quan hệ của Mỹ với Pháp đang đạt được 99% tốt và những bất đồng được biết đến giữa họ chỉ hơn 1 phần trăm; đồng thời ông cũng khẳng định sự mâu thuẫn đang ngày một gia tăng giữa Mỹ và Pháp trong các các vấn đề bao gồm biến đổi khí hậu và Iran.

Trong khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, Trump đã cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp tới của Mỹ. Bình luận này đã làm các quan chức Trung Quốc giận dữ bác bỏ và nói rằng Hoa Kỳ đã "bôi nhọ" đất nước của họ.

Ông Daniel Kurtzer, cựu Đại sứ của Mỹ tại Ai Cập và Israel, dưới thời Tổng thống George W. Bush cho biết: “Đây là việc trước đây chưa từng xảy ra. Mặc dù các chính sách của Hoa Kỳ luôn vấp phải cũng sự phản đối mạnh mẽ từ các đồng minh, nhưng năm nay, bên cạnh sự phản đối còn có sự mỉa mai, cười nhạo". 

Trong khi đó ông Richard Gowan, một thành viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách- Đại học Liên Hợp Quốc cho biết, bản thân Tổng thống Mỹ cũng tự tách mình ra khỏi những đồng minh thân cận nhất, đặc biệt là với Canada. 

Tại một cuộc họp báo riêng, ông Trump nói rằng: "Canada đã đối xử với Mỹ rất tệ. Nếu Canada không chịu giảm thuế sữa, thì Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu xe hơi từ khu vực Bắc Mỹ".

"Chỉ trích Canada trên phương diện cá nhân là một sai lầm ngoại giao nghiêm trọng", ông Gowan nhấn mạnh và nhận định, Tổng thống Trump đã cho thấy trật tự quốc tế cũ về cơ bản là không bền vững, và một trật tự thế giới mới đang hình thành".

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều nước "quay lưng" với Mỹ tại Liên Hợp Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO