“Nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục chưa hợp lý và thiếu minh bạch”

Diendandoanhnghiep.vn Đây là một trong những nội dung nổi bật trong Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2020.

Tại thời điểm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các yếu tố về tính hợp lý, khả thi, minh bạch luôn được xem xét, đánh giá. Những văn bản thể hiện được “hơi thở của cuộc sống” thông qua việc lắng nghe, có phản biện từ các đối tượng chịu tác động sẽ phần nào đáp ứng được các tiêu chí trên và sẽ thuận lợi khi triển khai trên thực tế.

Trong thời gian qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận được một số kiến nghị của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai một số văn bản đã có hiệu lực thi hành. Những vướng mắc này làm gia tăng gánh nặng về thủ tục hành chính và cản trở đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

việc thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật tạo ra sự lúng túng cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp.

việc thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật tạo ra sự lúng túng cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp.

Ví dụ điển hình cho vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục được đánh giá là có nhiều điểm tiến bộ, cải cách so với Nghị định 46/2017/NĐ-CP vì đã cắt giảm, đơn giản hóa khá nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này vì thế cũng thuận lợi hơn.

Nhưng trong hai năm áp dụng trở lại đây, một số quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP, Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn hai nghị định đã phát sinh bất cập và cần thiết phải được xem xét để sửa đổi.

Theo quy định tại hai nghị định này thì doanh nghiệp có thể thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học và phải xin giấy phép hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học “không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó” (khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học). Các văn bản trên không quy định về việc doanh nghiệp có thể được mở nhiều/mở rộng trung tâm ngoại ngữ ở cùng một địa phương hay không”, ông Tuấn lấy dẫn chứng.

Theo ông Tuấn, quy định trên khiến doanh nghiệp khi triển khai sẽ gặp vướng mắc khi cách hiểu và cách áp dụng ở các địa phương là khác nhau.

Có những địa phương không cho phép mở rộng Trung tâm ngoại ngữ, tin học, tức là doanh nghiệp đã xin phép mở một trung tâm ngoại ngữ rồi, giờ muốn mở thêm trung tâm ngoại ngữ mang tên trung tâm ngoại ngữ này ở địa bàn khác trong cùng quận/thành phố/tỉnh thì lại không được phép. Trong trường hợp được phép thành lập, doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép để thành lập một trung tâm ngoại ngữ mới và mang tên mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi muốn khai thác thương hiệu đã có”, ông Tuấn lấy ví dụ.

Nhưng trong hai năm áp dụng trở lại đây, một số quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP, Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn hai nghị định đã phát sinh bất cập và cần thiết phải được xem xét để sửa đổi.

Nhưng trong hai năm áp dụng trở lại đây, một số quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP, Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn hai nghị định đã phát sinh bất cập và cần thiết phải được xem xét để sửa đổi.

Hoặc việc đưa ra các khái niệm nhưng lại thiếu quy định giải thích cũng đưa đến những khó khăn khi áp dụng. Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo viên trung tâm ngoại ngữ tin học “là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài” (khoản 1 Điều 18). Điều kiện của giáo viên giảng dạy ở các Trung tâm ngoại ngữ là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): “Giáo viên là người nước ngoài đủ điều kiện dạy ngoại ngữ, có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp” hoặc “Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp”.

“Theo phản ánh của doanh nghiệp, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giải thích về khái niệm “giáo viên bản ngữ” cũng không có bất kỳ quy định nào về việc đơn vị nào được cấp Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và/hoặc thế nào là tương đương, đơn vị nào được cấp chứng chỉ tương đương, hình thức chứng chỉ như thế nàovà các chứng chỉ của các đơn vị ở nước ngoài có được thừa nhận là tương đương hay không?”, đại diện VCCI nhấn mạnh quan điểm.

Theo Trưởng ban Pháp chế VCCI, việc thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật tạo ra sự lúng túng cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp và đưa đến sự thiếu thống nhất khi áp dụng giữa các cơ quan quản lý ở địa phương, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

“Được biết, hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh theo chỉ thị của Nghị quyết 68/NQ-CP, hy vọng những vướng mắc được nêu ở trên sẽ được cân nhắc, xem xét để đưa vào Phương án và tiến hành sửa đổi các quy định liên quan trong thời gian tới”, đại diện VCCI nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục chưa hợp lý và thiếu minh bạch” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714015990 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714015990 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10