Nhiều vấn đề “nóng” được bàn thảo tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018

Diendandoanhnghiep.vn Những động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững, vấn đề phát triển năng lượng xanh và cải thiện môi trường đầu tư thông qua nâng cao chất lượng thông tin tài chính là những nội dung “nóng” được bàn thảo tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 lần thứ 2.

Sáng nay (11/1) Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 vừa khai mạc với Hội thảo Kinh tế Vĩ mô nhìn lại nền kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 và ba Hội thảo chuyên đề chính là năng lượng xanh; Cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh công nghiệp hoá và quản trị rủi ro tín dụng trong thương mại và đầu tư.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 là sự kiện thường niên do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và các tổ chức quốc tế tổ chức.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 là sự kiện thường niên do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và các tổ chức quốc tế tổ chức.

Lợi thế năng lượng sạch

Theo đó, kinh tế Việt Nam đã có những thành công bứt phá trong năm 2017 như tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Năm 2018, liệu những thành công này còn tiếp tục được duy trì trong bối cảnh hội nhập, nhiều hiệp định FTA được triển khai, thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng sớm bị xóa bỏ? Bên cạnh đó, các vấn đề như nợ công, động lực tăng trưởng cho năm 2018 và quan điểm của các doanh nghiệp về môi trường vĩ mô của Việt Nam cũng sẽ được đề cập trong Hội thảo. 

Phát biểu mở đầu phiên chuyên đề “Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định, năng lượng là yếu tố quan trọng là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnhL cần quan tâm phát triển năng lượng sạch, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đảng ta đã giành sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển năng lượng nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. “Tại văn kiện Đại hội Đảng XII vừa qua Đảng ta đã nêu định hướng trong phát triển công nghiệp là tập trung vào một số ngành có nền tảng có lợi thế so sánh, có ý nghĩa chiến lược. Năng lượng chính là ngành Công nghiệp có ý nghĩa nền tảng và ý nghĩa chiến lượng như vậy”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh. 

Theo đó, năm 2007 Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 18 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 trong đó nhấn mạnh cần quan tâm phát triển năng lượng sạch, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển năng lượng bền vững.

Để thế chế hóa các chủ trương nêu trên của Đảng Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện, đặc biệt là quyết định 1855 ngày 27/12/2007 phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia ở Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050 và quyết định 2068 ngày 25/11/2015 về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Hiện nay, tầm nhìn năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã phát triển ổn định đồng bộ, thị trường năng lượng cũng có những bước tiến mới vận hành theo cơ chế thị trường nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả. Tăng trưởng bình quân đạt 1,5 lần tăng trưởng GDP đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội. “Tuy nhiên, trong quá trình phát triển năng lượng quốc gia còn một số hạn chế. Như khi xây dựng cơ chế chính sách chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thiếu nguồn lực để thực hiện và ngược lại viêc đánh giá hiệu quả để bổ sung chính sách còn chưa kịp thời”, ông Bình thẳng thắn chỉ rõ.

Trong khi đó, thực tế nhu cầu năng lượng trong phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng cao và gây sức ép lên hạ tầng cơ sở đòi hỏi nguồn cung rất lớn trong bối cảnh nguồn lực đất nước còn hạn chế, 

Để vượt qua giai đoạn thách thức nhập siêu năng lượng cần có giải pháp căn  cơ để tiếp tục nguồn cung trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhất là dầu khí. Theo đó, việc đa dạng hóa hê thống năng lượng phải dựa vào nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và song song với phát triển hạ tầng năng lượng cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ khí dốt đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của đát nước. Tuy nhiên đây là nguồn năng lượng không tái tạo việc sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch làm gia tăng hiệu ứng nhà kính diễn biến khí hậu gây ô nhiễm môi trường nên việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng xanh thay thế có khả năng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, điện nhiệt hay sinh khối là nhu cầu tất yếu.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng: "Phát triển năng lượng xanh đang là xu thế mới làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu ngành năng lượng. Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành này nhờ bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa, cường độ bức xạ mặt trời lớn, nhiều cánh đồng gió tiềm năng… Để phát huy được ngành cần sớm có cơ chế chính sách mang tính đột phá, đón đầu, nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh…" .

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, Việt Nam hiện nay ở vị trí rất tuyệt vời để chuyển sang phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Yếu tố năng lượng hỗn hợp, gồm sức gió, nhiệt hạch hay thủy điện Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Đây là những điều kiện để Việt Nam linh hoạt nhiều hơn chọn lựa chiến lược phát triển nguồn năng lượng bền vững hơn trong tương lai.

Ông John Kerry cũng cho rằng, năng lượng mặt trời, sức gió và sinh khối vượt trội hơn than đá về mọi mặt như vấn đề không gây ra bệnh tật, đảm bảo chất lượng không khí và tuần hoàn nước...Chúng ta có thể thay đổi chi phí về năng suất, chi phí sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nguồn nước và giảm số lượng khí CO2 trong không khí nhờ năng lượng tái tạo. 

Do đó, ông Kerry nhấn mạnh: “Việt Nam thực sự cần xây dựng cơ chế để các bạn có thể sử dụng năng lượng sạch với ngân sách ít hơn, điều này khiến ngân sách của các bạn có thể tiết kiệm hơn”. 

“Điệu buồn” năng suất lao động 

Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa cũng là một chủ đề được bàn thảo tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế, nhất là khi năng suất lao động của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới. 

“Tuy nhiên, chúng ta có điều đáng buồn là năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ tương đương 7% Singapore và tương đương 17,6% của Malaixia, 36% của Thái Lan và 87% của Lào”, ông Ngô Văn Tuấn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh. 

Có cùng quan điểm, ông Umeda Kunio- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cũng khẳng định: “Tăng năng suất là yếu tố chính để tăng sức canh tảnh của các ngành công nghiệp của Việt Nam”.

Có thể thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những cơ hội lẫn thách thức cho đột phá năng suất dựa trên sáng tạo và công nghệ. Để tăng trưởng nhanh và bền vững, Việt Nam cần xác định được chiến lược thúc đẩy tăng trưởng năng suất trong trung và dài hạn.

Do đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản, hai bên đã chia sẻ nhiều lợi ích, trong đó đã có 413 Giám đốc người việt tham dự vào các chuyên đề, khoá đào tạo về tăng năng suất. “Nhiều doanh nghiệp như Thaco Trường Hải đã chú trọng tăng năng suất lao động, các giám đốc doanh nghiệp đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm. Phong trào tăng năng suất đã được nhận thức trên toàn cộng đồng người Viêt, để thúc đẩy phát triển xu hướng này, đây chính là thời điểm thích hợp để đưa ra những sáng kiến cho tăng năng suất”, ông Umeda Kunio nói.

Với hơn 100 nghìn thực tập sinh của Việt Nam đang làm việc và hỗ trợ Nhật Bản, trong đó nhiều người đã tham gia vào công đoạn kiểm soát chất lượng, ông Umeda Kunio cho rằng cần tạo môi trường cho họ phát huy được những kinh nghiệm có được từ Nhật Bản. “Vậy làm sao để ghép các thực tập sinh kỹ thuật này quay lại các doanh nghiệp? Chính Phủ Nhật đã tổ chức các sự kiên tại Hà Nội và TP HCM, đồng thời đẩy mạnh sự hợp tác với Chính phủ Việt Nam để đạt được mục tiêu phát huy tối đa năng lực của các nhân lực này”, ông Umeda Kunio cho biết. 

Đặc biệt, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cũng khẳng định, Việt Nam không chỉ chú trọng tăng năng năng suất khu vực tự nhân mà cần phải nâng cao năng suất của Chính phủ Việt Nam. “Bằng cách phối hợp và cải cách các chính sách, thủ tục hành chính, nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh từng bước nâng cao năng suất lao động của Việt Nam”, ông Umeda Kunio khẳng định.

Bên cạnh đó, phiên Hội thảo chuyên đề về cải thiện minh bạch và chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp cũng sẽ được tổ chức tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 lần 2. Đây là nội dung được quan tâm nhằm giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam còn có cơ hội áp dụng công nghệ quản lý dữ liệu lớn nhắm cải thiện quản trị rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều vấn đề “nóng” được bàn thảo tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714856038 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714856038 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10