Tháng 7 - 8 là giai đoạn các doanh nghiệp báo cáo KQKD quý II, dự kiến lợi nhuận được cải thiện, trong đó có nhóm bất động sản, kỳ vọng sẽ giúp thị trường chứng khoán diễn biến khả quan hơn.
Chứng khoán có thể bị san sẻ nguồn lực
Trước đây, khi TTCK phái sinh ra đời với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30, có ý kiến cho rằng, thị trường cơ sở sẽ bị chia sẻ nguồn vốn đầu tư. Gần đây, với sự ra mắt của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW), quan ngại trên lại xuất hiện.
Thực tế, cho đến thời điểm hiện tại, khó có thể chứng minh TTCK cơ sở có thực sự bị chia sẻ nguồn lực hay không. Ngược lại, việc thị trường có thêm các sản phẩm tài chính mới là điều đáng mừng, tạo thêm hàng hóa giúp nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn, vừa đầu tư, vừa quản trị rủi ro.
Trên TTCK, điểm số có lúc lên mạnh, có lúc xuống mạnh. Giả sử đỉnh gần đây của TTCK là trong quý I/2018 thì cho tới hiện tại có khá ít cơ hội đầu tư lớn trên thị trường cơ sở do chỉ số giảm. Với các nhà đầu tư ưa thích sự dao động, việc bám trụ thị trường cơ sở có khả năng sinh lời thấp hơn. Nếu không có thêm sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30, liệu có thể đảm bảo nhà đầu tư không rút tiền từ tài khoản chứng khoán để tham gia vào kênh đầu tư khác?
Sản phẩm chứng quyền cũng vậy, giúp thị trường có thêm sản phẩm mới, các nhà đầu tư sẽ hiểu hơn sản phẩm đã được phát triển nhiều năm ở TTCK quốc tế. Tất nhiên, giai đoạn đầu sẽ có một số vấn đề cần rút kinh nghiệm ở tất cả các thành viên tham gia.
Tương tự, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển khá mạnh trong 1 - 2 năm trở lại đây, lãi suất trái phiếu tương đối hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Kênh trái phiếu giúp nhà đầu tư có thêm công cụ để đầu tư trong những giai đoạn TTCK trầm lắng hoặc suy giảm, do trái phiếu cơ bản có mức rủi ro thấp và hấp dẫn hơn ở những giai đoạn như vậy.
Thị trường cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nếu như mức sinh lời kỳ vọng của kênh này thấp hơn so với mức sinh lời của trái phiếu. Việc nhận ra mức độ sinh lời hay chấp nhận rủi ro ở mỗi kênh đầu tư sẽ tùy thuộc vào nhận định của từng nhà đầu tư cá nhân.
Có thể bạn quan tâm
05:01, 08/07/2019
14:38, 05/07/2019
11:01, 02/07/2019
04:28, 29/06/2019
11:04, 27/06/2019
02:02, 22/06/2019
05:01, 24/06/2019
… Nhưng VN-Index có thể tiến lên ngưỡng 1.000 điểm
TTCK 3 tháng gần đây giao dịch khá ảm đạm khi chỉ số VN-Index lình xình trong khoảng 940 - 980 điểm, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE chỉ đạt khoảng 2.600 tỷ đồng/phiên, giảm 27,7% so với tháng 3 và giảm 54,9% so với tháng 4/2018 (vùng đỉnh VN-Index 1.200 điểm). Tuy vậy, mức thanh khoản và chỉ số này vẫn cao hơn so với mức đáy được thiết lập vào tháng 1/2019, do đó, chỉ số vẫn có ngưỡng hỗ trợ rất mạnh xung quanh vùng 900 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán bình quân.
Tháng 7 và tháng 8 là mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết. Hiện đang có một số tín hiệu tích cực từ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sớm công bố báo cáo này; thị trường cũng đã có một vài phiên giao dịch tích cực về mặt thanh khoản so với trung bình trong tháng 6.
Chỉ số và thanh khoản chưa xuất hiện các phiên giao dịch đột biến, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn là đi ngang trong vùng 940 - 980 điểm. Tuy nhiên, kỳ vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý II/2019 với lợi nhuận được cải thiện so với quý I. Yếu tố này kết hợp với các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước tích cực hơn có thể dẫn dắt chỉ số chứng khoán tăng điểm. Chúng tôi cho rằng, VN-Index sẽ quay trở lại vùng 1.000 điểm trong vài tháng tới, như đã đạt được trong quý I/2019.
Nhóm bất động sản đáng quan tâm
Từ nay cho tới cuối năm 2019, dự báo thị trường sẽ xuất hiện một số dòng cổ phiếu có mức sinh lợi tốt, trong đó có nhóm bất động sản.
Kể từ năm 2018 tới nay, thị trường bất động sản có 3 vấn đề nổi cộm. Thứ nhất, nguồn cung bất động sản nhà ở thấp đi trông thấy ở 2 thành phố lớn. Trong đó, tại TP.HCM, nguồn cung sơ cấp quý I/2019 chỉ đạt khoảng 12.000 căn, giảm 38% so với quý IV/2018 (theo Savills). Thứ hai, chính sách giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể tác động tới một số nhà phát triển bất động sản lâu nay phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng. Thứ ba, có thể giá bất động sản nhà ở một vài phân khúc sẽ tăng do cung chưa đáp ứng được cầu.
Doanh thu bất động sản của Top 20 vốn hóa lớn nhất ngành.
Thống kê của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) về Top 20 doanh nghiệp bất động sản có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường cho thấy, quý I/2019, doanh thu bất động sản đạt 22.571 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2018. Trước đó, Top 20 có doanh thu từ bất động sản năm 2018 đạt 133.470 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2017 và đạt tốc độ tăng trưởng kép 35%/năm; lợi nhuận sau thuế tăng 29% theo năm và tốc độ tăng trưởng kép 29%/năm.
Quý I/2019 là quý đầu tiên Top 20 bất động sản có doanh thu giảm sau 13 quý liên tiếp, bắt đầu cho thấy cần có sự theo dõi chặt chẽ ở các quý tiếp theo. Mặc dù vậy, nếu nguồn cung tiếp tục thấp thì đây là cơ hội đối với một số doanh nghiệp bất động sản đã giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, có tích lũy quỹ đất với giá tốt trong giai đoạn 2012 - 2016, có khả năng triển khai dự án tốt, có thể sẽ được hưởng lợi từ khó khăn chung. Theo đó, cơ hội đầu tư cổ phiếu có thể sẽ xuất hiện tại các doanh nghiệp này.
Theo dõi TTCK thế giới
TTCK thế giới và Việt Nam có mối tương quan nhất định, nhưng mức độ tương quan trong từng quãng thời gian rất khác nhau. Nguyên nhân có thể là do mỗi thị trường có cơ cấu tỷ trọng ngành nghề ảnh hưởng tới chỉ số khác nhau.
Cụ thể, chỉ số VN-Index bị ảnh hưởng nhiều bởi các ngành như tài chính, bất động sản, thực phẩm, tài nguyên cơ bản, trong khi chỉ số S&P500 của TTCK Mỹ có cơ cấu ngành nghề phân đều hơn vào các ngành công nghệ, tài chính, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, thực phẩm… Ngoài ra, các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng lợi nhuận, các yếu tố vĩ mô khá khác nhau.
Do đó, việc theo dõi TTCK thế giới là cần thiết, tuy nhiên, mức độ tác động tới thị trường hay nhóm cổ phiếu nào đó đang thay đổi qua từng giai đoạn.