Những “bất đồng” của Dự Luật Lao động sẽ được bàn thảo tại Nghị trường

Diendandoanhnghiep.vn Trao đổi với báo DĐDN, Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, cho biết còn 3 vấn đề của Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) chưa thống nhất được giữa doanh nghiệp và người lao động, sẽ được các Đại biểu Quốc hội thảo luận.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ dành cả ngày 23/10 để nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi).

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, Chính phủ cần báo cáo cụ thể trước Quốc hội để đạt được sự đồng thuận giữa các bên về các quy định trong Dự Luật này bởi vẫn còn những bất đồng giữa các bên.

Tăng giờ làm thêm với ngành đặc thù 

Trong đó, vấn đề được quan tâm nhất là về giờ làm thêm, Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho biết, quan điểm của Quốc hội là không tăng cường độ lao động tức là không tăng thêm giờ mà chỉ giữ mức 300 giờ/năm. Tuy nhiên mong muốn của Chính phủ mà đặc biệt là đối với một số ngành nghề, lĩnh vực có tính mùa vụ thực sự có yêu cầu cho xuất khẩu và không làm thêm cả năm thì Chính phủ xem xét cho tăng giờ.

“Việc này Chính phủ phải báo cáo rất cụ thể trước Quốc hội để các Đại biểu thấy việc làm thêm này không phải là đại trà. Khi chúng ta trình lên mà không làm rõ khiến người lao động cảm thấy kéo dài thời gian lao động là tăng cường độ lao động”, TS Bùi Sỹ Lợi lý giải.

Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào ngày 20/11 tới.

Khẳng định đồng tình với tăng giờ làm thêm 100 giờ/năm với những ngành đặc biệt nói trên, Đại biểu đề nghị Chính phủ báo cáo chi tiết tới Quốc hội để cho những ngành này được phép tăng giờ làm thêm.

Tuy nhiên, Đại biểu cũng chỉ rõ việc “nới” trần giờ làm thêm ở một số ngành phải đảm bảo giám sát chặt chẽ. Cùng với đó, bản thân người lao động cũng cần đồng thuận với việc làm thêm thì mới tham gia, không ai ép được. Đây là quan hệ tự nguyện, người lao động cũng phải trả lương tương xứng và tạo cơ hội cho lao động nghỉ bù. 

Cùng quan điểm, Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho biết ủng hộ tăng giờ làm thêm với một số ngành nghề Chính phủ quy định.

“Theo tôi nghĩ chúng ta nên có mức trần, sau đó giao lại cho Chính phủ quy định để doanh nghiệp thoả thuận với người lao động. Bởi hiện nay năng suất lao động của Việt Nam còn thấp và chúng ta cũng cần phải phát triển kinh tế”, Đại biểu Lê Công Nhường nói.

Giữ nguyên giờ làm việc bình thường 48 giờ/tuần

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho biết quan tâm vấn đề giờ làm việc bình thường. Tuy nhiên, TS Bùi Sỹ Lợi thông tin, tại Dự thảo chỉnh lý, Chính phủ đã thống nhất giữ nguyên mức 48 giờ/tuần, không giảm xuống 44 giờ như đề xuất của Công đoàn.

Lý giải điều này, Đại biểu cho biết, do chưa có đánh giá tác động. Đồng thời, quá trình lấy ý kiến cũng cho thấy cả doanh nghiệp và bản thân người lao động đều không muốn giảm giờ làm. Theo đó, doanh nghiệp cho rằng cần có lộ trình để doanh nghiệp chuẩn bị, ông Lợi cho rằng điều này là đúng.

“Bản thân lao động cũng cho biết không muốn, vì giảm 4 giờ/tuần, tức giảm 208 giờ/năm, đồng nghĩa thu nhập của người lao động sẽ giảm đi. Giữa cung cầu và hai bên chưa đồng thuận thì nên có đánh giá tác động. Chính phủ cũng nên đặt lộ trình đến năm 2021 chúng ta bắt đầu giảm dần. Hiện chúng ta giảm ngay là rất khó khăn”, TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Lộ trình tăng tuổi hưu sẽ... rất chậm 

Cũng là một vấn đề nóng gây ra nhiều ý kiến, vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hiện vẫn được trình tới Quốc hội với hai phương án. Phương án một, giao Chính phủ quy định lộ trình cụ thể cho việc nâng tuổi hưu lao động nam lên 62, nữ lên 60. Phương án hai, quy định lộ trình cụ thể vào Luật.

Nhiều Đại biểu cũng cho biết, tăng tuổi nghỉ hưu là xu thế chung, tuy nhiên vấn đề này mỗi khi đưa ra đều là rất khó ở các quốc gia.

Lao động nặng nhọc như hầm mỏ sẽ giảm số tuổi nghỉ hưu từ 5-10 năm.

Lao động nặng nhọc như hầm mỏ sẽ về hưu sớm hơn, không áp cứng tuổi nghỉ hưu nam 62 và nữ 60.

Để rộng dường dư luận, Đại biểu Bùi Sỹ Lợi khẳng định, người lao động cũng hoàn toàn yên tâm với quy định tăng tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tăng tuổi hưu chỉ với những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, tức rơi chủ yếu vào công chức viên chức. Và cũng đừng nghĩ kéo dài thời gian nghỉ hưu là chiếm chỗ của người trẻ.

Cùng với đó, theo Đại biểu, nếu có nâng tuổi hưu thì lộ trình cũng rất chậm. Theo đó, mỗi năm chỉ nâng 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ, nghĩa là tới năm 2028 mới có nam giới đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 62 và tới năm 2035 mới có nữ lao động đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 60. 

“Đặc biệt, cung lao động của chúng ta hiện đã thấp hơn cầu. Năm 2014, mỗi năm chúng ta có 1,2 triệu lao động đủ tuổi tham gia vào thị trường lao động, nhưng đến năm chúng ta chỉ có khoảng 400.000 lao động do chương trình kế hoạch hoá gia đình suốt 20 năm quan của chúng ta”, TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Như vậy, với lao động nặng nhọc, lao động trực tiếp hầm lò không nâng tuổi nghỉ hưu, có nâng thì cũng chỉ là lao động gián tiếp như quản lý doanh nghiệp.

Đề xuất nghỉ thêm một ngày - Ngày Gia đình Việt Nam

Đặc biệt, về đề xuất thêm một ngày nghỉ trong năm, Đại biểu cho biết, khi bàn thảo Chính phủ trình thêm một ngày nghỉ lễ trong năm, tuy nhiên sau khi được đóng góp ý kiến Chính phủ đã xin rút.

Điều đáng nói, hiện có ý kiến từ một số đoàn Đại biểu lại cho rằng cần có thêm ngày nghỉ lễ với nhiều đề xuất vào ngày 28/6-Ngày Gia đình Việt Nam, cũng có ý kiến lấy ngày giáng sinh, Ngày Lễ phật đản...

“Do đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đang đưa ra hai phương án, một là không thêm ngày nghỉ; hai là thêm một ngày nghỉ và hướng vào ngày 28/6, việc này hoàn toàn do Quốc hội đề xuất vào quyết định”, Đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói. 

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội khẳng định tuy còn 3 điểm kể trên, nhưng chúng ta phải lựa chọn để hài hoà lợi ích các bên.

Đặc biệt, Đại biểu kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua Bộ Luật tại kỳ họp này bởi những đòi hỏi này vì chúng ta đã thông qua nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, đặc biệt trong đó là CPTPP và EVFTA, đòi hỏi chúng ta phải sửa đổi Luật.

Ngày 23/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Tiếp theo, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào ngày 20/11 tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những “bất đồng” của Dự Luật Lao động sẽ được bàn thảo tại Nghị trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714184136 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714184136 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10