Đây là những doanh nghiệp được đánh giá có nhiều “năng lượng” truyền cảm hứng kinh doanh.
Viettel luôn gắn liền với lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận với công nghệ mới; nghiên cứu làm chủ những giải pháp, công nghệ phục vụ quá trình xây dựng, vận hành mạng lưới viễn thông. Các sản phẩm Viettel phát triển theo hướng mở để có thể tạo ra hệ sinh thái giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể phát triển các ứng dụng trên nền tảng mà Viettel cung cấp. Viettel chủ động đăng ký sáng chế để bảo vệ tài sản trí tuệ và tham gia vào các hiệp hội, tổ chức lớn, có uy tín trên thế giới để cập nhật công nghệ cũng như các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Vinamilk: Hướng về cộng đồng Châu Á
Các chương trình cộng đồng hướng đến trẻ em của Vinamilk đã được đánh giá cao luôn được đặt trong trọng tâm của chiến lược phát triển bền vững, kết nối chặt chẽ các nguồn lực xã hội và tạo ra tác động thực sự đến sự phát triển của trẻ em - thế hệ tương lai. Năm 2021, Vinamilk để lại các dấu ấn đẹp hướng về cộng đồng tại cột mốc 45 năm hình thành và phát triển. Không chỉ khẳng định sự phát triển công ty ở tầm thế giới, Vinamilk ngày càng tích cực hướng tới các giá trị cho cộng đồng, cho một cuộc sống tốt đẹp và bền vững hơn.
3. Vingroup: Hướng tới tương lai của giao thông xanh
Đầu năm 2022 VinFast đã ra mắt 3 mẫu xe điện mớitại triển lãm thương mại công nghệ lớn nhất thế giới CES 2022 tại Las Vegas. Việc VinFast giới thiệu cùng lúc 5 mẫu xe điện cùng tuyên bố từ bỏ xe xăng tại CES 2022 đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. VinFast tuyên bố quyết định chuyển hẳn sang lĩnh vực xe điện vì có thể tận dụng bước chuyển giao trong ngành công nghiệp ô tô, khi ngành này đang chuyển hướng sang xe điện và xe tự lái. VinFast mang đến tầm nhìn về một tương lai bền vững cho con người và hành tinh.
4. Thaco: Hiện thực hóa hệ sinh thái đa ngành
Thaco thành lập THACO Industries gồm 19 nhà máy, tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng và 4.200 nhân sự, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cơ khí Việt Nam. Đây là hướng đi phù hợp góp phần tạo sức bật cho ngành cơ khí, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước. THACO Industries xác định chiến lược phát triển bền vững với thế mạnh là ngành công nghiệp “thượng nguồn”, tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo việc làm cho lượng lớn lao động và đặt nền móng cho nhiều ngành công nghiệp khác.
5. Sun Group: Thể hiện bản lĩnh "sếu đầu đàn"
Trong bối cảnh COVID-19, Sun Group duy trì nhiều chính sách nhân sự nhân văn như chính sách lương thưởng ổn định, phương án lao động linh hoạt… chăm lo tốt nhất cho cuộc sống, sức khỏe của CBNV và người thân của họ. Bên cạnh đó, Sun Group đã thể hiện bản lĩnh "sếu đầu đàn" khi tiên phong xây dựng các sản phẩm, dịch vụ dẫn dắt các xu hướng mới trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng và BĐS. Những dự án bất động sản đẳng cấp của Sun Property liên tục ra mắt thị trường qua các show quảng bá trực tuyến được tổ chức bài bản, thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng.
6. VNPT: Dịch vụ Mobile Money đầu tiên tại Việt Nam
VNPT cung cấp thí điểm dịch vụ Mobile Money trên cả nước và đưa loại hình thanh toán không tiền mặt mới tới người dân. VNPT là doanh nghiệp công nghệ số dẫn dắt quá trình thực hiện chuyển đổi số của Việt Nam thông qua phát triển hạ tầng số, các nền tảng thanh toán số. Hiện, VNPT đang là đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên bằng Mobile Money trên Cổng Dịch Đánh dấu mốc quan trọng của VNPT trong quá trình đồng hành cùng Chính phủ góp phần hoàn thiện chiến lược thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam.
7. Vietcombank: Thành công đa mục tiêu
Vietcombank được vinh danh ở nhiều hạng mục giải thưởng lớn. Các danh hiệu mà Vietcombank được vinh danh và trao tặng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển mà ngân hàng đã kiên trì thực hiện và đã đạt được những kết quả nổi bật, ấn tượng thể hiện ở những chỉ số thống kê trong hoạt động quản trị điều hành và kinh doanh. Mục tiêu chiến lược của ngân hàng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là củng cố vững chắc vị trí số 1 tại Việt Nam, đứng trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.
8. Vietnam Airlines: Tái cơ cấu mạnh mẽ và triệt để
Vietnam Airline đã tái cơ cấu đội tàu bay theo hướng duy trì đội bay trẻ, thanh lý, bán và thuê lại, cắt giảm giãn hoãn chi phí thuê, lùi lịch nhận tàu mới, cải hoán 11 tàu bay thành tàu chuyên dùng chở hàng để tăng khả năng cung ứng. VNA cũng tái cơ cấu danh mục đầu tư và doanh nghiệp thành viên thông qua chuyển nhượng vốn, cổ phần hoá, bán một số hạng mục đầu tư... để tập trung cho hoạt động kinh doanh lõi. Đặc biệt, cuối năm 2021, VNA trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên và duy nhất khai thác đường bay thẳng thường lệ đến Hoa Kỳ.
9. VNG: Kỳ lân đầu tiên của Việt Nam
Từ một công ty phát hành game nhỏ, VNG đã trở thành kỳ lân đầu tiên của Việt Nam. VNG hiện hoạt động với 4 mảng kinh doanh cốt lõi: Trò chơi trực tuyến; Nền tảng kết nối; Tài chính & Thanh toán và Dịch vụ đám mây. VNG đặt mục tiêu "2332" cho 5 năm tới. Theo đó, VNG sẽ đạt 320 triệu người dùng toàn cầu, 32 triệu người dùng cho các sản phẩm mới và 320.000 khách hàng doanh nghiệp. VNG đang cân nhắc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với SPAC, nếu thành công, VNG có thể trở thành "ngôi sao" công nghệ của khu vực.
10. Kangaroo: Từ sống sót đến thịnh vượng
Sáng kiến mở chuỗi nhà thuốc là giải pháp cho Kangaroo đi qua những ngày COVID-19 một cách ngoạn mục. Sự linh hoạt và ứng biến kịp thời khi mở hàng chục nghìn điểm bán đúng giai đoạn cách ly xã hội cung cấp các sản phẩm kháng khuẩn phù hợp nhu cầu xã hội đã giúp Kangaroo đem về doanh thu, lợi nhuận tốt và cơ hội mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển hệ thống và tăng cường nhận diện đến mọi ngõ ngách. Việc ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý vận hành, chuyển đổi số trong kinh doanh đã giúp Kangaroo thu về cả doanh số và lợi nhuận vượt mức mong đợi.
11. Masan: Phát triển mạnh chuỗi cung ứng
Masan là một trong những Tập đoàn đã và đang nỗ lực từng ngày để duy trì ổn định chuỗi cung ứng hàng thiết yếu toàn diện từ khâu sản xuất đến hệ thống phân phối bán lẻ. Trong bối cảnh đại dịch, Masan đã dốc toàn lực để duy trì hoạt động của 30 nhà máy và trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn tại hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước và nỗ lực điều phối vận hành hệ thống phân phối, bán lẻ với gần 2.500 siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Vinmart/Vinmart+ và hơn 300.000 điểm bán lẻ truyền thống để đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu.
12. Ứng dụng MoMo: Nỗ lực để ra quả ngọt
MoMo - một tên tuổi trong lĩnh vực fintech đã chính thức được đứng cạnh những thương hiệu lớn như Samsung, Kinh Đô, Vietnam Airlines, Panasonic, Biti’s... MoMo nổi bật nhờ những đóng góp trong việc đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, thúc đẩy tài chính số, tài chính toàn diện cũng như những nỗ lực vì cộng đồng. Trong năm qua, MoMo đóng vai trò tích cực trong việc tăng tốc chuyển đổi số khi hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs có được nền tảng bền vững để chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2022, xu hướng giá hàng hóa sẽ biến động như thế nào?
05:00, 02/02/2022
Cải thiện môi trường kinh doanh 2022: Giải pháp “phi tài chính” giúp phục hồi kinh tế
04:10, 02/02/2022
Kinh tế Việt Nam 2022: Việt Nam sẽ vùng lên như "con hổ Châu Á"
04:00, 02/02/2022
Doanh nghiệp kỳ vọng gì trong năm 2022?
03:00, 02/02/2022