Những “ung nhọt” của ngành giáo dục: Bất cập việc lựa chọn sách giáo khoa

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh những dấu hỏi lớn về công tác biên soạn, thẩm định thì lựa chọn sách giáo khoa phục vụ viêc dạy và học cũng được cho còn tồn tại nhiều bất cập, dễ dẫn đến tiêu cực…

>> Những “ung nhọt” của ngành giáo dục: Dấu hỏi khâu biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Theo đó, năm 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tiếp tục triển khai chủ trương “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông nhằm góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Chủ trương đưa ra là đúng đắn, hợp xu thế, tuy nhiên, trên thực tế, quá trình thực hiện việc chọn SGK được cho còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tiêu cực.

Dư luận không khỏi quan ngại trước những bất cập của việc lựa chọn SGK - Ảnh minh họa

Dư luận không khỏi quan ngại trước những bất cập của việc lựa chọn SGK - Ảnh minh họa

Cụ thể, về công tác lựa chọn SGK, ngay trong năm học đầu tiên (2020 - 2021) cả nước triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông theo chủ trương. Nhiều cơ sở giáo dục, sau khi nghiên cứu các cuốn SGK của từng môn học trong tất cả các bộ sách, đã tiến hành thành lập Hội đồng lựa chọn SGK và bỏ phiếu kín để quyết định lựa chọn những cuốn sách mà các thầy, cô giáo và nhà trường cho là chuẩn mực nhất, bám sát chương trình mới nhất để sử dụng trong cơ sở giáo dục của mình.

Tuy nhiên, sang năm học thứ hai (2021 - 2022) tiếp tục triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi (2019) và Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT thì việc lựa chọn SGK lại do UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Theo lý thuyết, các cơ sở giáo dục vẫn là đơn vị cho ý kiến lựa chọn sách để phục việc dạy và học, sau đó gửi lên cơ quan quản lý cấp trên trình Sở GD&ĐT, từ đây, Sở GD&ĐT đưa lên Hội đồng lựa chọn SGK, Hội đồng này sẽ thay mặt hàng ngàn giáo viên có quyền phủ quyết hay chọn lựa bộ SGK, cuốn sách mà cơ sở giáo dục địa phương đã chọn và đề xuất… Sau khi có ý kiến của Hội đồng, Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả lựa chọn SGK của các Hội đồng, trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Quy trình lựa chọn theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT được cho là đang trao toàn quyền quyết định việc lựa chọn SGK cho những Hội đồng tuyển chọn SGK mà không quan tâm ý kiến của cơ sở; dễ dẫn tới nguy cơ độc quyền SGK, tạo ra các “nhóm lợi ích” chi phối quyền dạy và học theo đúng tinh thần chủ trương đã được thông qua.

>> Những “ung nhọt” của ngành giáo dục: “Góc khuất” giá sách giáo khoa

Không ít ý kiến cho rằng, lựa chọn theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT

Không ít ý kiến cho rằng, lựa chọn theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT dễ dẫn đến độc quyền, "lợi ích nhóm" - Ảnh minh họa

Trước thực tế đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, thầy cô giáo là người nghiên cứu trực tiếp, và đây cũng chính là người sử dụng nên có đầy đủ cơ sở, thông tin, chuyên môn để lựa chọn SGK, còn UBND là cơ quan quản lý chung tất cả các lĩnh vực, nên khó có thể có những đánh giá chuyên sâu, phù hợp trong việc đề xuất, quyết định học sách nào.

Thực tế, vẫn tồn tại những cơ sở giáo dục không được lựa chọn SGK theo ý mình, phổ biến ở một số tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Kạn, Phú Thọ, Quảng Nam, Kiên Giang, Đồng Tháp, Quảng Bình.

Không ít các Hiệu trưởng, giáo viên đều cho biết, dù bộ SGK nào cũng có những ưu điểm, hoặc tồn tại, nhưng nếu được chọn, họ vẫn chọn bộ Cánh Diều bởi Bộ SGK này gần gũi với cuộc sống, giàu tính nhân văn, ít lỗi, khoa học, có sự nối tiếp giữa truyền thống và hiện đại, tuy nhiên, họ lại không được dạy bộ sách mà mình lựa chọn.

Thông tin với báo chí, một Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở ở Bắc Kạn cho biết, năm học 2020 - 2021, trường cô và đông đảo trường bạn, đều chọn SGK Cánh Diều. Tuy nhiên, khi gửi biên bản chọn SGK lên Phòng giáo dục, Phòng gửi lên Sở... lại nhận được lệnh: Yêu cầu chọn lại và làm lại Biên bản chọn SGK theo định hướng của Sở GD&ĐT.

Cũng theo vị Hiệu trưởng này, nếu trường cô chọn bộ sách khác ngoài bộ sách mà thầy trò đang dạy và học (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống), thì buộc phải giải trình với Phòng, Sở GD&ĐT.

Cần sớm sửa đổi các quy định để đảm bảo quyền được chọn SGK phục vụ công tác dạy và học - Ảnh minh họa

Cần sớm sửa đổi các quy định để đảm bảo quyền được chọn SGK phục vụ công tác dạy và học - Ảnh minh họa

Một số trường hợp khác cho hay, dù được đọc tham khảo cả ba bộ SGK (2 bộ của NXB GDVN, và 1 bộ SGK xã hội hóa – bộ Cánh Diều), nhưng chuyên viên của Sở GD&ĐT nhấn mạnh, phải chọn bộ sách “chính thống” là NXB GDVN. Thậm chí, các Sở đã đánh dấu bộ sách được gợi ý chọn là bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên cứ thế làm theo.

Phải khẳng định, chủ trương “Một chương trình, nhiều sách giáo khoa” là chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện để phụ huynh học sinh, các cơ sở giáo dục được lựa chọn bộ sách mà mình thấy phù hợp, tránh độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa, vậy quy định như tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT có phù hợp? Những bất cập được đưa ra, tại sao Bộ GD&ĐT không tiếp thu, sửa đổi cho phù hợp?

Và để khắc phục và hạn chế việc lợi dụng Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT và để bảo đảm thực hiện đúng đắn chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng) đề nghị: Bộ GD&ĐT sớm sửa đổi Điều 8 Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn SGK của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng SGK. Hội đồng lựa chọn SGK chỉ kiểm tra để xác nhận sách được cơ sở giáo dục lựa chọn là sách đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho sử dụng, báo cáo UBND tỉnh, thành phố quyết định.

“Trong trường hợp SGK chỉ được dưới 10% cơ sở giáo dục trên địa bàn lựa chọn, Hội đồng khuyến nghị Sở GD&ĐT thông báo cho cơ sở giáo dục đó biết tỷ lệ lựa chọn của các cơ sở khác trong toàn tỉnh, thành phố để xem xét, nghiên cứu, lựa chọn lại nếu cần. Việc lựa chọn lại thực hiện theo đúng quy trình từ tổ chuyên môn trở lên, như quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8. Trong trường hợp cơ sở giáo dục vẫn giữ ý kiến đề xuất của mình thì Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên nguyên tắc bảo đảm quyền dân chủ của tập thể và cá nhân trực tiếp sử dụng SGK”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề xuất.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, nên trả quyền bán sách cho các nhà sách bởi hiện nay, gần như các nhà sách trong cả nước đã bị “khai tử” việc bán SGK theo chương trình mới, việc mua bán sách gần như thực hiện theo việc học sinh đăng ký trường, trường đăng ký về phòng/sở rồi cấp phát cho học sinh. Như vậy, học sinh không có quyền lựa chọn sách, không được mua sách bên ngoài với giá cả cạnh tranh, giảm giá,… các nhà sách thì mất cơ hội kinh doanh mua bán sách mới, sách cũ,... Do đó, khi giáo viên dạy theo SGK chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành thì nên trả quyền mua, bán sách lại cho các nhà sách, học sinh được quyền lựa chọn mua bất kỳ loại sách của NXB bất kỳ để học tập.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những “ung nhọt” của ngành giáo dục: Bất cập việc lựa chọn sách giáo khoa tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715946 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715946 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10