Nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Diendandoanhnghiep.vn Luật sư Kiều Anh Vũ - Giám đốc điều hành Công ty KAV Lawyers cho biết, trào lưu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại hay còn gọi là franchise đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều triển khai thành công chiến lược kinh doanh theo mô hình này và đã có không ít tên tuổi, nhãn hiệu đã bị thiệt hại đáng kể cả về mặt doanh thu cũng như uy tín trên thương trường do những sai lầm trong quá trình thực hiện chiến lược franchise.

Nhượng quyền thương mại là một trong các hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay.

Nhượng quyền thương mại là một trong các hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay.

- Ông đánh giá thế nào về hoạt động nhượng quyền thương mại tại VIệt Nam trong thời gian qua?

Ở Việt Nam, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại xuất hiện từ trước năm 1975, thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil, Exxon (Esso), Shell. Sau đó, nhượng quyền thương mại xuất hiện trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, nhưng phải đến những năm gần đây, với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam mới trở thành thị trường được các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương mại.

Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 12/6/2020, Việt Nam đã cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến các thương hiệu lớn của nước ngoài như: McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger King (Singapore), Lotteria, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensens (Malaysia), Karren Millen, Coast London (Anh), Bvlgari, Moschino, Rossi (Italia)… Lĩnh vực nhận nhượng quyền thương mại từ các thương hiệu nước ngoài nhiều nhất ở Việt Nam là chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng; cửa hàng bán lẻ nội thất, mỹ phẩm, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng khác…; thời trang; giáo dục - đào tạo…

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hình thành mô hình nhượng quyền thương mại để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu. Tiêu biểu cho mô hình nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam phải kể đến như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T, kinh doanh cà phê Bobby Brewers…

Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh; đồng thời, gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp. Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Các doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu, cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng.

Hơn nữa, với việc nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới.

-Đâu là những thuận lợi của doanh nghiệp khi nhượng quyền thương mại, thưa ông?

Có nhiều điểm thuận lợi hay ưu điểm của nhượng quyền thương mại. Đó cũng là lý do hoạt động nhượng quyền thương mại đã và đang phát triển sôi động trên thị trường. Sự thuận lợi của nhượng quyền được ví như là “sự lặp lại của thành công”, “cho phép người khác thành công giống như chúng ta đã thành công”.

Cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều có sự thuận lợi cho mình, có thể nói là “win – win”. Đối với bên nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại giúp phát triển thương hiệu, phát triển hệ thống, giảm vốn đầu tư và thậm chí có được doanh thu, lợi nhuận tốt từ hoạt động nhượng quyền.

Luật sư Kiều Anh Vũ là Luật sư sáng lập - Giám đốc điều hành Công ty KAV Lawyers.

Luật sư Kiều Anh Vũ là Luật sư sáng lập - Giám đốc điều hành Công ty KAV Lawyers.

Đối với bên nhận quyền, khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền sẽ tận dụng lợi thế thương hiệu của bên nhượng quyền, tận dụng được nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; giúp bên nhận nhượng quyền giảm bớt thời gian, chi phí trong việc xây dựng thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền còn nhận được sự hỗ trợ của bên nhượng quyền.

Do vậy, nhượng quyền thương mại cũng khá phù hợp với các doanh nghiệp “khởi nghiệp”, tận dụng lợi thế, sức mạnh, thương hiệu của bên nhượng quyền.

- Còn về vấn đề rủi ro thì sao, thưa ông?

Dù nhiều thuận lợi nhưng rủi ro trong hoạt động nhượng quyền thương mại cũng không ít. Đối với bên nhượng quyền, rủi ro, nguy cơ lớn nhất là bị sao chép mô hình kinh doanh, bị “lấy cắp” bí quyết kinh doanh. Đây cũng là dạng tranh chấp khá phổ biến trong hoạt động nhượng quyền.

Chẳng hạn, bên nhận quyền sau một thời gian tham gia hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền thì tách riêng, tự kinh doanh độc lập với mô hình tương tự, nhiều trường hợp tinh vi là lập ra doanh nghiệp khác để kinh doanh giống như bên nhượng quyền, dựa trên những gì bên nhượng quyền đã cung cấp trước đó. Một rủi ro nữa của bên nhượng quyền là sự không tuân thủ của bên nhận nhượng quyền.

Trong nhượng quyền, tính đồng nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống là rất quan trọng. Do vậy, chỉ một trường hợp vi phạm của bên nhận nhượng quyền cũng có thể ảnh hưởng đến tính đồng bộ của toàn hệ thống, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của toàn hệ thống.

Ví dụ, trong một hệ thống nhượng quyền F&B, nếu chỉ một cửa hàng có sự cố, bị ngộ độc thực phẩm chẳng hạn thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng thương hiệu, hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Đối với bên nhận nhượng quyền, rủi ro lớn nhất là tham gia vào hệ thống nhượng quyền không thật sự mạnh, không đạt được lợi ích như kỳ vọng.

Chẳng hạn, hệ thống nhượng quyền chỉ làm “makerting”, quảng bá thương hiệu nhằm mục đích nhượng quyền để thu phí nhượng quyền mà không thật sự có thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ; không đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ bên nhận quyền như cam kết. Ngoài ra, sự kiểm soát quá lớn của bên nhượng quyền cũng có thể gây ra sự không thuận lợi cho bên nhận nhượng quyền.

Trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền, đôi khi bên nhận nhượng quyền chỉ ký kết theo mẫu hợp đồng mà bên nhượng quyền đã xây dựng, ít khi được đàm phán, sửa đổi nhiều.

-Ông có khuyến nghị gì cho doanh nghiệp trong quá trình nhượng quyền thương mại?

Riêng đối với bên nhượng quyền, cần phải xây dựng thật kỹ các hướng dẫn cho bên nhận nhượng quyền; xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc “lấy cắp”, sao chép bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền.

Đối với cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thì cần phải tìm hiểu thật kỹ về quy định pháp lý điều chỉnh đối với hoạt động nhượng quyền để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, mỗi bên cũng cần tìm hiểu kỹ về đối tác để tránh tình trạng lợi dụng, thâm nhập vào hệ thống nhượng quyền để nhằm mục đích không thiện chí, trung thực.

Trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền, hai bên cũng cần đàm phán, thỏa thuận kỹ các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, cân bằng lợi ích của đối tác, hướng đến quan hệ hợp tác lâu dài; đồng thời cũng hạn chế rủi ro, phòng ngừa tranh chấp pháp lý và chẳng may nếu có tranh chấp thì cũng có cơ sở để giải quyết tranh chấp.

- Xin cảm ơn ông!

Về khung pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại:

Đây là một hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 2005. Ngoài ra, các văn bản dưới luật hướng dẫn về nhượng quyền thương mại cũng đã ban hành như: Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31-3-2006  của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương), Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25-5-2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại,...

Như vậy, hiện đã hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, giúp các thương nhân, doanh nghiệp vẫn có cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động nhượng quyền. Tuy nhiên, có thể thấy các quy định về nhượng quyền thương mại còn khá sơ sài, đã được ban hành khá lâu trong khi thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại đang sôi động và phát triển mạnh mẽ, khung pháp lý chưa thật sự đầy đủ, tương thích, phù hợp với tình hình mới.

Luật Thương mại năm 2005 chỉ có 08 điều luật về nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định vẫn còn bất cập như điều kiện nhượng quyền, thủ tục hành chính liên quan đến nhượng quyền (báo cáo, đăng ký), quy định về hợp đồng nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại, chế tài đối với hành vi vi phạm,…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517850 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517850 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10