Đó là nhận định của Tiến sỹ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh.
Tiến sỹ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: Thứ nhất, kinh thế thế giới giảm tốc. Đặc biệt là các đối tác “làm ăn” truyền thống với Việt Nam như: Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… đều đang chững lại. Thứ hai là tính bất định, rủi ro cao do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, địa chính trị Hoa Kỳ- Iran, Biển Đông, Đông Bắc Á… Thứ ba là xu thế: xu thế tiêu dung xanh, thuận tiện, nhân văn; xu thế chuyển đổi số; xu thế biến đổi khí hậu. Dẫn đến không ai nói đến chiến lược dài hạn, tầm nhìn dài hạn. Các tâp đoàn lớn hiện nay chiến lược kinh doanh ngắn lại là 3 năm và phải cuối chiếu từng năm để tạo độ linh hoạt và lường trước rủi ro. Quản trị rủi ro và quản trị bất định trở thành ưu tiên của các doanh nghiệp.
Chưa thể bứt phá
Trong bối cảnh ấy Kinh tế Việt Nam “toả sáng”, Việt Nam tăng trưởng hơn 7%, xuất khẩu tăng 8,1%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9%... Tăng trưởng tín dụng 13,5%, tỷ giá ổn định. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan là chưa bứt phá được. Môi trường ô nhiễm, môi trường kinh doanh vẫn rất xa mục tiêu đạt trung bình với Thái Lan, Singapore. Tái cấu trúc nền kinh tế chưa đạt yêu cầu, duy nhất hệ thống ngân hàng có tín hiệu tích cực. Đổi mới sáng tạo nhìn vào hệ thống startup vẫn chậm. 75% doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng chuyển đổi số. Lao động kỹ năng yếu và thiếu. Khả năng hấp thụ vốn của Việt Nam đang chững lại. Hạ tầng có được hiện nay là có được từ 5-7 năm trước. Trước đây, đầu tư cho hạ tầng 12%/năm, thuộc top cao nhất thế giới nhưng hiện nay còn 6%. Nếu không giải quyết bài toán hạ tầng sẽ tắc nghẽn nhiều lĩnh vực: du lịch, logistic…
Vậy sân chơi nào cho các nhà đầu tư Việt Nam trong năm 2019? Ông Võ Trí Thành cho rằng: Xu hướng đầu tư của thế giới là du lịch, năng lượng sạch tái tạo, logistics, trung tâm dữ liệu. Việt Nam có lợi thế so sánh là các nhóm hàng xuất khẩu, dệt may, da dày; du lịch giải trí, phân phối, kết nối công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ, kết cấu hạ tầng và bất động sản.
“Để hướng về phía trước các ngân hàng phải nâng chuẩn Basel II lên Basel III, một số đạt tầm ASEAN/khu vực. Thị trường chứng khoán cần cải cách “luật chơi” (Luật Chứng khoán sửa đổi 2019; nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài (tỷ lệ; cổ phiếu “vàng” ) ; thêm công cụ phái sinh; tăng cường minh bạch hóa và chống gian lận); Tăng cung “hàng hóa” (cổ phần hóa DNNN; UpcoM lên sàn chính thức; tăng niêm yết doanh nghiệp cổ phần (tư nhân)- ông Thành nhận định.
Đối với thị trường bất động sản, dù nhận định tiềm năng còn rất lớn lớn nhưng theo ông Thành đang phải đối mặt với thử thách niềm tin: Tranh chấp chủ dự án – khách hàng (quĩ bảo trì & quản lý vận hành) gia tăng; “Vỡ trận” cam kết lợi ích của chủ dự án đối với nhà đầu tư; Cơn sốt đất nền ở một số địa phương, dự án “ma” và sự chậm trễ vào cuộc của chính quyền… ;Qui hoạch & pháp lý (xung đột, chồng chéo; chưa hoàn thiện và thiếu); Tiếp cận vốn (NHNN chặt chẽ đối với tín dụng BĐS: tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn; hệ số rủi ro…).
Doanh nghiệp ứng biến nhanh
Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, ông Tăng Văn Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư K&G Việt Nam nhận định về cơ hội thị trường: Trong lĩnh vực may mặc vốn được coi là thế mạnh, Việt Nam mới chỉ là những người may giỏi, tạo giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị này. Hàng rào ngành khủng khiếp nhiều thương hiệu phải bán mình. May mặc đang là một ngành rất khó, năm 2020 nhiều bất trắc. Có ba đòi hỏi “vô độ” của khách hàng: Thứ nhất đòi hỏi sự miễn phí, cùng một mức chi phí nhưng phải nhiều hơn; Thứ hai là hoàn hảo, tốt hơn; Thứ ba là ngay lập tức.
Chính vì vậy, chúng tôi tập trung: Thứ nhất hiểu khách hàng họ đang cần gì? Về cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường nói chung hiện nay yếu dẫn tới không hiểu khách hàng. Nhiều lúc thấy doanh nghiệp gặp khăn hơn, khách hàng rời bỏ mà không biết tại sao? Vì vậy phải đầu tư nghiên cứu, ngốn nhiều trí tuệ và tiền bạc. Thứ hai là phải đáp ứng: Một là chất lượng sản phẩm, làm sao sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ; Hai là trải nghiệm khách hàng, mô hình kinh doanh phải thay đổi đáp ứng nhanh nhất kịp thời nhất cho khách hàng. Không phải là nhanh mà ngay lập tức. Theo dõi hành vi khách hàng và đáp ứng ngay; Ba là nỗ lực kết nối với khách hàng, người tiêu dùng. Hiện nay các doanh nghiệp mới đang nỗ lực mang lại nhiều quyền lợi và lợi ích hơn, nhưng điểm yếu hiện là chưa tạo sự thiện cảm, tình yêu đối với thương hiệu. Đây là những điểm yếu cần khắc phục nhanh.
Có thể bạn quan tâm
06:30, 09/01/2020
05:20, 09/01/2020
00:00, 09/01/2020
05:20, 07/01/2020
Về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng Bà Tiêu Yến Trinh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kết nối Nhân Tài Talentnet: Chúng tôi nhận được đơn đặt hàng tuyển dụng lao động của rất nhiều tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam cho rất nhiều phân khúc. Xu hướng 3-5 năm nữa sẽ tự động hoá nhiều, tự động hoá thay thế công nhân lao động chân tay. Đòi hỏi lao động chân tay phải có kỹ năng về phần tích, sáng tạo, quan hệ. Về mặt quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp thì phải nhìn nhận đâu là kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Đòi hỏi dịch chuyển kỹ năng, tái cơ cấu tổ chức rất nhiều. Đồng thời phải xác định được đâu là nguồn nhân lực phù hợp nhất để thực hiện công việc kinh doanh. Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Ứng dụng công nghệ trong quản trị. Quản trị nhân tài, thu hút nhân tài.
Ông Đinh Như Tuynh - Giám đốc khối SME - Ngân hàng MB cho biết: Lợi nhuận lớn nhất của các ngân hàng trong năm 2019 đến từ thu bất thường, mảng kinh doanh mới là bảo hiểm. Hiện nay có hàng loạt chính sách mới, thực thi Basel 2, tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó hơn. Vì vậy năm 2020 vẫn tiềm ẩn nợ xấu, doanh nghiệp khó hấp thụ vốn. Vì vậy lãi suất khó có cơ hội giảm hoặc chỉ có thể giảm nhẹ.
Dự báo thị trường 2020, ông Võ Trí Thành ví von “nước nổi, bèo nổi” và cho rằng nhìn tổng thể, khó có đột biến. Một mặt phụ thuộc vào cách thức xử lý thách thức, điểm nghẽn của Chính phủ. Một mặt ông Thành dẫn lời của Stephen Elop, cựu Ceo Nokia từng nói rằng “Chúng tôi chẳng làm điều gì sai thế mà chúng tôi vẫn thua trận”, bởi thế, khi thế giới thay đổi nhanh, môi trường kinh doanh thay đổi các doanh nghiệp trước hết phải tự thay đổi để cứu lấy chính mình.