Nỗ lực chống COVID-19 sẽ "đổ bể" nếu người dân chủ quan ra đường trở lại

Thy Hằng - Ảnh: Quốc Tuấn 09/04/2020 17:00

Sau 9 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ghi nhận của phóng viên tại các con phố của Thủ đô, lượng người ra đường tăng đột biến 2 ngày qua.

Mặc dù số ca mắc mới mỗi ngày giảm, nhiều thời điểm ít hơn số ca được công bố khỏi bệnh, tuy nhiên, một số bệnh nhân mới có lịch trình phức tạp đang cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm cộng đồng gia tăng. Đáng nói, người dân lại đang có tâm lý chủ quan.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định: "Nếu người dân ra đường đông như thế này, có lẽ các giải pháp chống dịch sẽ vỡ trận thôi."

“Người dân đang có tư tưởng chủ quan. Chúng ta đang thực hiện giãn cách xã hội, với tư tưởng chủ quan như vậy sẽ khiến virus lây lan, dịch bùng lên lúc nào không biết”, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia nhận định.

Sự chủ quan này được cho rằng do số ca mắc COVID-19 mới những ngày gần đây có xu hướng giảm và Việt Nam đã thành công trong chống dịch. Tuy nhiên, PGS Trần Đắc Phu khẳng định, thực tế, không phải vậy.

“Dịch đang âm thầm và hoàn toàn có thể bùng lên. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc giãn cách xã hội rất quan trọng. Vì khi có ca lây nhiễm trong cộng đồng, sẽ không biết ai là người đang nhiễm và không biết đâu là nguồn bệnh”, PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Nói như Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong cộng đồng khả năng cao vẫn còn những ca nhiễm bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng và vẫn có thể lây cho người khác. 

"Nếu người dân ra đường đông như thế này, có lẽ các giải pháp chống dịch sẽ vỡ trận thôi", Chủ tịch Hà Nội nêu quan điểm.

Theo ông Chung, hiện người dân đang quá chủ quan khiến tình hình Hà Nội trở nên đáng lo ngại. Dù Trung ương và thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp, nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, nhưng nếu mỗi người không tự giác thực hiện nghiêm thì rất có thể chúng ta sẽ thất bại. 

Có thể bạn quan tâm

  • {COVID-19} TP. HCM chỉ còn 579 trường hợp cách ly tập trung

    09:10, 09/04/2020

  • Có nên kéo dài thời gian cách ly không?

    07:20, 09/04/2020

  • Cuộc sống bên trong khu cách ly gần 11.000 người tại Hạ Lôi

    13:38, 08/04/2020

  • Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chưa thể nói trước việc dừng hay tiếp tục “cách ly xã hội” sau ngày 15/4

    12:03, 08/04/2020

  • Cách ly xã hội là cấm chợ, ngăn đường...?

    07:15, 08/04/2020

  • Bệnh nhân 243 và “lỗ hổng” nguy hiểm trong cách ly

    05:45, 08/04/2020

  • Cách ly người đến từ Hà Nội và TP.HCM: Có dấu hiệu lạm quyền?

    05:20, 08/04/2020

  • [COVID-19] Việt Nam sẽ không có "đỉnh dịch" nếu làm tốt cách ly xã hội

    00:15, 07/04/2020

  • Chính phủ ban hành Văn bản hướng dẫn Chỉ thị 16 về "cách ly xã hội"

    19:31, 03/04/2020

  • Lệnh cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1/4 cụ thể như thế nào?

    13:42, 31/03/2020

Bản chất của việc giãn cách xã hội là để người bệnh và người lành không tiếp xúc với nhau trong khoảng thời gian nhất định (tối thiểu 14 ngày). Sau khoảng thời gian thực hiện hạn chế tiếp xúc giữa người lành với người bệnh thì mầm bệnh của đối tượng mắc bệnh không còn khả năng lan truyền, từ đó chúng ta sẽ giải quyết được việc dập dịch.

Giãn cách xã hội là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh lây lan rộng ra cộng đồng và phải được thực hiện nghiêm túc, triệt để ở tất cả các nơi. Tuy nhiên việc người dân chủ quan, ra đường trở lại có thể khiến mọi nỗ lực kiểm soát của Việt Nam đổ bể.

Trên thực tế, bài học của Singapore đã cho thấy, chủ quan sẽ khiến dịch bệnh bùng phát trở lại và rất khó kiểm soát. Singapore lúc đầu đã kiềm chế tốt dịch bệnh nhờ kiểm soát được người nhập cảnh từ Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng đến giai đoạn sau, khi việc này không thực hiện tốt, dịch lại lan nhanh hơn rất nhiều.

Sau đó, Singapore đã phải ra thiết quân luật, người trong gia đình có 3 - 4 người trở lên cũng không được phép gặp nhau. 

Tại Việt Nam, mặc dù số ca mắc mới mỗi ngày giảm, nhiều thời điểm ít hơn số ca được công bố khỏi bệnh, tuy nhiên, một số bệnh nhân mới như 237, 243 và 251 đang được đánh giá là phức tạp khi nguồn lây chưa được xác định rõ ràng cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm cộng đồng gia tăng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cũng đồng tình cho rằng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn rất cao bởi còn những ca chưa xác định được nguồn bệnh. Chủ quan, lơ là lúc này là vô cùng nguy hiểm.

Người dân vẫn đi thể dục khá nhiều quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Người dân vẫn đi thể dục khá nhiều quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Việc giãn cách xã hội còn 6 ngày nữa, trong lúc này người dân phải ở nhà nếu không có việc thực sự cần thiết, đồng thời giữ khoảng cách ít nhất 2m và không tụ tập đông người. Sau ngày 15/4, Chính phủ có thể sẽ xem xét nới lỏng, gỡ bỏ từ từ biện pháp này, hoặc quyết định tiếp tục thực hiện tuỳ tình hình.

“Do đó, tại thời điểm này, Chính phủ yêu cầu người dân thực hiện nghiêm cách ly xã hội, chứ không phải khuyến cáo", ông Dũng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn đề cập, 1-2 ngày qua đã xuất hiện tình trạng người dân ra khỏi nhà nhiều hơn dù đang trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội. Theo ông Sơn, phải kiên quyết chấn chỉnh việc này, tránh tâm lý chủ quan, lơi lỏng.

Hình ảnh phóng viên DĐDN ghi nhận trong ngày 9/4 tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nỗ lực chống COVID-19 sẽ "đổ bể" nếu người dân chủ quan ra đường trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO