“Việt Nam là một quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương, một câu chuyện phát triển thành công”.
>>Cải thiện tín nhiệm quốc gia: Tài chính công vững mạnh
Đó là những lời giới thiệu tổng quan về Việt Nam của một định chế uy tín và độc lập, có tầm ảnh hưởng toàn cầu - World Bank.
Có thể nói, vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng nói riêng và trong nền kinh tế toàn cầu nói chung, đang ngày một được cải thiện, được nâng lên. Vị thế ấy, xuất phát không chỉ ở những nỗ lực cải cách kinh tế để thay đổi thu nhập quốc gia, mà còn ở sức mạnh và ổn định của chính trị, xã hội, y tế… cũng như khả năng chống chịu mọi biến động trong bối cảnh bất định luôn có thể ảnh hưởng đến mọi quốc gia.
Hoàn toàn khác với những năm trước đây khi sau thời kỳ tồi tệ nhất của suy thoái kinh tế 2009-2013, xếp hạng tín nhiệm của quốc gia Việt Nam đã bắt đầu có điểm sáng khi được Fitch Rating đánh giá B+, với triển vọng ổn định và phát hành nợ ngoại tệ ngắn hạn ở mức B. Tuy vậy, từ đó đến nay, trong vòng gần 10 năm, kinh tế Việt Nam đã lột xác và vượt qua những thách thức lớn.
Nếu như World Bank nhìn trong một chiều dài lịch sử của nền kinh tế để đánh giá rằng “Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ.
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Và hiện Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045”, thì các tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín nhất gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực khi xếp hạng tín nhiệm Việt Nam năm 2021.
>>Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Nâng cao vị thế, thu hút vốn đầu tư
Việt Nam theo đó, không chỉ được đánh giá cao nhờ mức tăng trưởng GDP năm 2020 thuộc nhóm cao nhất trên toàn cầu, còn được nhận định tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt để phục hồi vững chắc và có vị thế điểm đến hàng đầu trong Đông Nam Á về thu hút FDI...
Tất nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều thách thức. Chuyên gia của World Bank kiến nghị rằng: “Nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn”.
Những vụ vi phạm pháp luật trên thị trường vốn được xử lý thượng tôn pháp luật, trên tinh thần siết kỷ luật của thị trường để nâng cao sự minh bạch, chất lượng, khẳng định niềm tin và bảo vệ nhà đầu tư. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: “Chúng tôi đưa ra chính sách để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư hay doanh nghiệp đã có những sai phạm thì cũng được tạo điều kiện để được khắc phục sai phạm nhằm ổn định sản xuất kinh doanh".
Lòng tin thì sẽ có điểm giống và cũng có điểm khác với tín nhiệm. Lòng tin thì không có các mức xếp hạng tín nhiệm theo thang điểm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: “Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả” (bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII).
Có thể bạn quan tâm
05:29, 30/04/2021
05:10, 30/04/2021