Nới “trần” giờ làm thêm: Không thể cào bằng!

THY HẰNG 23/03/2022 03:00

Doanh nghiệp đề xuất các ngành, lĩnh vực nào luật quy định không quá 200 giờ/năm thì nâng lên 300 giờ, còn các ngành đặc thù đang quy định 300 giờ/năm thì đề xuất nâng giới hạn lên 400 giờ/năm.

>>>Nới “trần” giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất bỏ giới hạn theo tháng

Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét điều chỉnh số giờ làm thêm, "nới trần" từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng, mở rộng mức trần 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

việc tăng giờ làm thêm chỉ nên áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực có yêu cầu cấp thiết và trong thời gian nhất định.

Việc tăng giờ làm thêm chỉ nên áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực có yêu cầu cấp thiết và trong thời gian nhất định.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đề xuất này là giải quyết khó khăn về nhân lực của doanh nghiệp do dịch bệnh. Với mức trần mới, doanh nghiệp có thể thỏa thuận tăng thời lượng làm thêm giờ với người lao động, vừa để phục hồi sản xuất, làm bù thời gian buộc phải dừng việc, vừa để tăng thu nhập cho người lao động.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất của Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đề xuất này là rất cần thiết, do DN cần bảo đảm tiến độ các đơn hàng và người lao động cũng mong muốn làm thêm để tăng thu nhập. Tuy nhiên, điều chỉnh giờ làm cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm sức khỏe cho người lao động và bù đắp bằng thu nhập hợp lý.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, việc tăng giờ làm thêm chỉ nên áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực có yêu cầu cấp thiết và trong thời gian nhất định.

Lý giải về điều này, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích, câu chuyện điều chỉnh giờ làm thêm đã từng được đặt ra khi sửa Bộ luật Lao động năm 2019.

Đến nay, từ nhu cầu thực tế, việc "nới" giờ làm thêm một lần nữa được đặt ra vì "trần" quy định hiện tại khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó trong bối cảnh dịch bệnh. Thực tế, việc tăng giờ làm thêm rất cần thiết cho cả doanh nghiệp và người lao động để đáp ứng nhu cầu thời vụ, các đợt xuất khẩu hàng hóa và cũng là cơ hội nâng cao thu nhập của người lao động.

"Nhưng về bản chất, làm thêm giờ vẫn là kéo dài thời gian lao động, đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu cho phép kéo dài thời gian làm thêm quá mức", ông Bùi Sỹ Lợi lưu ý.

Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động cho rằng, trước bối cảnh thực tế, khi nền kinh tế chịu tác động của dịch bệnh, đối mặt với việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp rất “khát” lao động, việc tăng tốc sản xuất để bù đắp đơn hàng là việc cần thiết. Điều này tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất, qua đó tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhu cầu đi làm lại của người lao động rất cao vì họ đã bị bào mòn sau 2 năm tác động của dịch COVID-19.

>>>Đề xuất “nới” trần giờ làm thêm: Doanh nghiệp chỉ mừng một nửa!

>>>“Bỏ trần” giờ làm thêm và giới hạn năng suất lao động

Tuy nhiên, việc nâng giờ làm thêm không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ là chỉ giải pháp tạm thời, cần áp dụng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, cần có các quy định liên quan phù hợp để bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động cho người lao động.

việc tăng tốc sản xuất để bù đắp đơn hàng là việc cần thiết. Điều này tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất, qua đó tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc tăng tính linh hoạt trong đàm phán giờ làm thêm, tăng tốc sản xuất để bù đắp đơn hàng là việc cần thiết giúp doanh nghiệp hồi phục.

“Nếu quy định giờ làm thêm tối đa, chúng ta cần chỉ rõ nhóm ngành nghề nào được làm thêm không quá 72 giờ chứ không thể cào bằng bất kỳ ngành nghề nào. Vừa qua, ngành nào thiệt hại lớn về lao động do đóng cửa, thực hiện các giải pháp về y tế thì được khuyến khích tăng thời gian làm thêm”, bà Hương nói.

Tranh thủ thời gian đang xem xét về giờ làm thêm, bà Hương cho rằng doanh nghiệp phải cam kết về biện pháp tổ chức sản xuất; người lao động tham gia vào quy trình sản xuất phải có sự sẵn sàng, được thông báo trước về việc làm thêm.

Trước đó, trao đổi với DĐDN, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng nhận định, việc vẫn khống chế không quá 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề thì chưa hợp lý.

“Thực tế luật hiện hành đã cho phép những ngành đặc thù như dệt may, da giày, chế biến thủy, hải sản… được làm thêm đến 300 giờ/năm”, ông Trương Văn Cẩm cho biết.

Do đó, doanh nghiệp đề xuất, “nới” trần giờ làm thêm theo năm cho một số ngành đặc thù và chịu tác động lớn như vị chuyên gia vừa nhắc tới. “Các ngành, lĩnh vực nào luật quy định không quá 200 giờ/năm thì nâng lên 300 giờ, còn các ngành đặc thù đang quy định 300 giờ/năm thì đề xuất nâng giới hạn lên 400 giờ/năm”, Phó Chủ tịch VITAS kiến nghị.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề xuất kéo dài thời gian áp dụng chính sách đến hết năm 2023 như Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ, thay vì chỉ hết năm 2022 như đề xuất hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Nới “trần” giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất bỏ giới hạn theo tháng

    11:51, 22/03/2022

  • “Nới” giờ làm thêm là cần thiết

    11:06, 14/03/2022

  • Đề xuất “nới” trần giờ làm thêm: Doanh nghiệp chỉ mừng một nửa!

    04:18, 08/03/2022

  • Giới hạn số giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất nới khung lên 400 giờ/năm

    11:30, 30/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nới “trần” giờ làm thêm: Không thể cào bằng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO