Việt Nam đầu tư 300 tỉ đồng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nông nghiệp, con số thấp hơn rất nhiều lần so với các nước trong khu vực.
Đầu tư cho hoạt động R&D trong nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết.
Cụ thể, theo ông Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Việt Nam đầu tư 600 tỷ đồng mỗi năm cho khoa học nông nghiệp, trong đó, chỉ có 300 tỉ đồng đầu tư cho R&D (15 triệu USD). “Con số chi cho hoạt động R&D chỉ chiếm khoảng 50%, nếu so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan hay Philippines thì mức chi cho hoạt động R&D của Việt Nam chỉ lần lượt bằng 1/10 và 1/7. Còn nếu so với Hàn Quốc thì con số này chỉ bằng 1/600”, ông Bửu đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
02:50, 28/11/2018
19:58, 27/11/2018
17:29, 27/11/2018
12:03, 27/11/2018
11:28, 27/11/2018
01:37, 26/11/2018
08:00, 17/11/2018
Trong khi đó, nhìn sang nước bạn kinh phí dành cho hoạt động R&D trong nông nghiệp của các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Israel… rất cao và đây cũng là điều hiển nhiên khi trình độ khoa học công nghệ của họ rất phát triển.
Đơn cử như Mỹ, quốc gia này dành 532 tỷ USD cho hoạt động R&D năm 2017, với Trung Quốc trong hai năm 2013 và 2014, con số này lần lượt 258 tỉ và 284 tỉ USD… Ngay cả với Israel, một quốc gia nhỏ trên sa mạc cằn cỗi, con số chi cho R&D cũng là 15 tỷ USD mỗi năm. Và rõ ràng, nông nghiệp công nghệ cao của quốc gia này đã trở thành mẫu mực.
Trong khi đó, ở Việt Nam, riêng với lĩnh vực hạt giống, mỗi năm Việt Nam đã phải chi khoảng 500 triệu USD để nhập khẩu, nghĩa là cao gấp hơn 33 lần số kinh phí chi cho hoạt động R&D...
Để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, theo các chuyên gia, nền nông nghiệp Việt Nam phải dựa trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, trong đó việc đầu tư cho hoạt động R&D là yêu cầu cấp thiết.
Những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chọn tạo giống, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh thái... cần phải được đẩy mạnh R&D nhằm hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao, với nông sản làm ra có sự cạnh tranh tốt cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Trong bối cảnh hiện nay, tranh thủ vốn ODA hoặc xây dựng các dự án liên doanh với doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước sẽ giúp tập hợp các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có hoạt động R&D.
Đây cũng là con đường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.