Nông sản Việt “gặp hạn” vì dịch viêm phổi corona (Kỳ I): Tiểu thương "chết đứng"

Thy Hằng 02/02/2020 14:00

Sự bùng phát của dịch cúm viêm phổi Corona chủng mới khiến các cửa khẩu biên giới phía bắc giáp Trung Quốc bị đóng cửa. Hệ quả, hàng loạt nông sản Việt “gặp hạn”.

Ngày mai (3/2) Bộ trưởng NN&PTNT, Bộ Công Thương cùng các bộ ngành, Lãnh đạo 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc và hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sẽ họp bàn các giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản Việt Trung ứng phó với dịch coronna.

Hàng trăm container tắc nghẽn do phía Trung Quốc kéo dài thời gian đóng cửa khẩu tới hết ngày 8/2.

Container hàng hoá tắc nghẽn do phía Trung Quốc kéo dài thời gian đóng cửa khẩu tới hết ngày 8/2.

“Thủ phủ” thanh long “thất thủ”

Sau đợt nghỉ Tết dài ngày, các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc được kỳ vọng mở lại cho hoạt động giao thương tiến hành. Tuy nhiên, sự bùng phát dịch bệnh viêm phổi chủng virus corona khiến việc đóng cửa còn có thể lâu hơn nếu tình trạng dịch chưa được kiểm soát.

Đơn cử, Trung tâm giao dịch hàng sản của Việt Nam ở Giang Nam (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)- điểm trung chuyển nông sản của VIệt Nam vào thị trường này đã thông báo nghỉ giao dịch đến ngày 8/2.  

Thủ phủ thanh long Việt đang còn khoảng 40.000 tấn dưa đã thu hoạch chưa thể bán và 100.000 tấn trái sắp thu hoạch.

Thủ phủ thanh long Việt đang còn khoảng 4.000 tấn dưa đã thu hoạch chưa thể bán và 100.000 tấn sắp thu hoạch.

Việc giao dịch các cặp chợ biên giới giữa Việt Nam và khu vực Quảng Tây-Vân Nam (Trung Quốc) tạm dừng đến ngày 8/2.

Thậm chí, theo rà soát của Bộ NN&PTNT một số doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, như Công ty Hồng Thái Dương- doanh nghiệp nhập khoảng 40% của Long An để cung ứng cho thành phố Vũ Hán đã hủy khoảng 300 container thanh long ruột đỏ (khoảng 6.000 tấn) dù đã đặt hàng.

Không riêng Long An, tại Tiền Giang, giá đặt cọc thanh long trước Tết đang ở mức 37.000 đồng/kg nay thương lái thông báo chỉ còn 5.000 đồng. Nông dân đang đứng ngồi không yên khi mức giá thương lái đưa ra thay đổi từng giờ. Thậm chí, một số thương lái đã đặt cọc trước đó giờ "mất biệt".

Tại Bình Thuận, nơi được xem là “thủ phủ” thanh long của cả nước với diện tích hơn 30.000 ha, mỗi năm cho sản lượng trái khoảng 500.000 tấn, chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, chiếm khoảng 70%, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Phan Văn Tấn cho biết, trong các kho chứa thanh long hiện nay tại Bình Thuận còn khoảng 4.000 tấn chưa xuất được. Sức mua của các nậu vựa thanh long gần như đứng lại, hoặc có thu mua thì với giá rất rẻ, chỉ 4.000 đồng/kg”, ông Tấn cho biết.

Trong khi đó, đây đang là mùa thu hoạch thanh long trái vụ, do bà con nông dân chong đèn. Diện tích trái chín còn treo trên cây cũng được ước tính còn khoảng từ 8.000 đến 10.000 ha, tương đương khoảng 100.000 tấn trái sắp thu hoạch. 

“Đợt này là đợt thứ hai của lứa chong đèn trái vụ lại gặp đại dịch Corona, không xuất đi Trung Quốc được, nên bà con nông dân đang lo ngại”, vị lãnh đạo cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu VNM vì cúm Corona

    05:42, 02/02/2020

  • Việt Nam công bố dịch với viêm đường hô hấp chủng virus corona

    16:00, 01/02/2020

  • Quản lý thị trường xử lý cơ sở "thổi giá" khẩu trang giữa tâm dịch viêm phổi corona

    14:24, 01/02/2020

  • Vắc xin chống virus corona đang được điều chế thế nào?

    11:06, 01/02/2020

  • Việt Nam có ca nhiễm viêm phổi Corona thứ 6

    09:30, 01/02/2020

  • Có một thứ "đáng sợ" hơn virus Corona

    08:00, 01/02/2020

  • Lễ hội và nguy cơ lây nhiễm virus Corona

    06:39, 01/02/2020

  • Cổ phiếu ngành dược, y tế tăng trần giữa "tâm bão" Corona

    04:00, 01/02/2020

Dưa hấu “vỡ trận” 

Mặt hàng dưa hấu cũng chung cảnh ngộ. Vụ dưa năm nay thu hoạch chưa được bao nhiêu thì sự cố Trung Quốc tạm dừng toàn bộ hoạt động giao thương để tập trung xử lý bệnh dịch do virus Corona gây ra đã khiến người trồng dưa ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung điêu đứng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng khu vực Đông Gia Lai gồm các huyện Kông Chro, Đăk Pơ, Kbang và TX An Khê đã có đến 1.000ha trồng dưa hấu, hầu hết dưa hấu ở đây chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn các tỉnh miền Trung tỉnh nào cũng có cả ngàn hecta dưa hấu.

Giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg, không đủ chi phí để người nông dân

Giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg, không đủ chi phí để người nông dân thuê cắt dưa.

“Theo thông báo của bạn hàng của tôi bên Trung Quốc, đến 16 tháng Giêng (9/2) cửa khẩu mới mở trở lại. Nói thì nói vậy chứ tình hình bệnh dịch do virus Corona đang diễn biến phức tạp, chưa chắc đến ngày ấy Trung Quốc đã mở cửa khẩu. Hơn nữa, nếu cửa khẩu mở thì chưa chắc đã có người đến mua bán. Kiểu này dưa hấu còn bế tắc dài dài!”, thương lái Lê Đình Chiến lo lắng. 

Khó khăn chồng chất hơn khi giải pháp tiêu thụ nội địa mặt hàng dưa hấu này lại được cho là tiếp tục gặp khó. Bởi, giống dưa hấu trồng để xuất khẩu sang Trung Quốc có vỏ rất dày nên có ruột nhỏ, ruột dưa lại có màu hồng nhạt chứ không đỏ và không có vị ngọt đậm như giống dưa trồng để bán nội địa. 

Điều này khiến dưa hấu đứng trước nguy cơ “vỡ trận” khi giá xuống thấp và thậm chí không tiêu thụ được. Người nông dân có thể sẽ phải tính đến việc bỏ dưa thối nũng ngoài ruộng vì nếu thu hoạch thì tiền bán dưa không đủ trả tiền thuê công cắt dưa.

Kỳ II: Nông sản Việt “gặp hạn” vì dịch viêm phổi corona: Tăng cường chế biến, lưu kho

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nông sản Việt “gặp hạn” vì dịch viêm phổi corona (Kỳ I): Tiểu thương "chết đứng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO