“Oằn mình” cõng phí dịch vụ cảng biển

Diendandoanhnghiep.vn Mỗi năm, nguồn thu phí dịch vụ hạ tầng cảng biển mang lại cho ngân sách Hải Phòng gần 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh hàng tạm nhập – tái xuất lại “oằn mình” cõng khoản phí này.

Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng (Thái Nguyên) từng là “ông lớn” trong kinh doanh mặt hàng thép khi sản lượng tiêu thụ thép bình quân của Thái Hưng hàng năm chiếm khoảng 13% thị phần thép trong nước. Trung bình mỗi tháng, Thái Hưng nhập từ 5 – 7 vạn tấn thép chủ yếu qua cảng Hải Phòng.

 Nhiều doanh nghiệp cho rằng, mức phí hạ tầng dịch vụ cảng biển tại Hải Phòng quá cao, ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, mức phí hạ tầng dịch vụ cảng biển tại Hải Phòng quá cao, ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Với mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng (Phí dịch vụ hạ tầng cảng biển) 16.000đồng/tấn, mỗi tháng doanh nghiệp này mất hơn 1 tỷ đồng. Nếu tính cả phí xếp dỡ (25.000đồng/tấn), mỗi tháng doanh nghiệp mất khoảng gần 3 tỷ đồng cho những chi phí này. “Do những mức phí quá cao nên khả năng cạnh tranh không còn, cộng thêm những chính sách khác, 2 năm gần đây công ty chúng tôi gần như không tham gia nhập khẩu thép từ nước ngoài. Vì giá thép nhập khẩu đội lên quá cao so với giá thép sản xuất trong nước” – đại diện bộ phận xuất nhập khẩu công ty Thái Hưng cho biết.

Giống như Thái Hưng, TCty Trí Đức (Móng Cái, Quảng Ninh) từng là doanh nghiệp “sừng sỏ trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Lúc hoàng kim, doanh nghiệp này nhập khẩu mỗi ngày khoảng 200 container hàng tạm nhập tái xuất qua cảng Hải Phòng. Thế nhưng, từ năm 2017 do mức phí dịch vụ hạ tầng cảng biển quá cao (4.800.000 đồng/container 40 feet) cùng chính sách biên mậu thắt chặt phía Trung Quốc, doanh nghiệp này gần như bỏ hẳn lĩnh vực kinh doanh hàng tạm nhập – tái xuất để đầu tư sang lĩnh vực khác.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại với mức phí hạ tầng dịch vụ cảng biển tại Hải Phòng quá cao, ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất nên đã tính phương án thay thế. Công ty TNHH thương mại quốc tế Hà Xuân là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu quặng. Lộ trình hàng hóa của doanh nghiệp này đi từ Hà Tĩnh qua cảng Hải Phòng xuất đi Trung Quốc. Mỗi tháng, trung bình doanh nghiệp này cập cảng Hải Phòng khoảng 10.000 tấn quặng để chuyên chở bằng tàu hỏa đi cửa khẩu Lào Cai. Với mức phí dịch vụ cảng biển là 50.000 đồng/tấn, doanh nghiệp này mất 500 triệu cho mỗi tháng. Doanh nghiệp cho rằng đây là mức thu quá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Độc quyền và phí chồng phí?

Ngày 01/10/2017, Hải Phòng chính thức áp dụng thu phí dịch vụ hạ tầng cảng biển đối với hàng xuất – nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh. Mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan: 2.200.000 – 4.800.000 đồng/container; Hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu: 50.000 – 1.000.000 đồng/container, hàng rời: 2.000 đồng/tấn; Hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu: 250.000 – 500.000 đồng/container, 16.000 đồng/tấn đối với hàng rời. Chỉ ngay trong năm đầu tiên (2017) nguồn thu phí này đã mang lại cho ngân sách Hải Phòng hơn 1.500 tỷ đồng, năm 2018 đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Ngay sau khi ban hành loại hình phí này, các doanh nghiệp đã có nhiều phản ứng gay gắt. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Hải Phòng tận thu, phí chồng phí,… gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng cùng hoạt động lĩnh vực cảng biển nhưng Quảng Ninh không thu loại hình phí này.

Đặc biệt, qua 2 năm thực hiện càng cho thấy các doanh nghiệp đang rất khó khăn với khoản chi phí này. Nhiều doanh nghiệp phải chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực khác, còn những doanh nghiệp chót “đâm lao” giờ phải “theo lao” thì tìm lối thoát riêng. “Nếu phải chi phí mức phí quá lớn như vậy, chúng tôi đang tính phương án vận chuyển thẳng quặng từ Hà Tĩnh đi cửa khẩu Phòng Thành (Trung Quốc). Dù chi phí vận chuyển không giảm nhiều, nhưng so với phí dịch vụ cảng biển thì doanh nghiệp vẫn “dễ thở” hơn” – ông Bùi Xuân Hoàn, PGĐ công ty TNHH thương mại quốc tế Hà Xuân cho biết.

Theo ông Bùi Xuân Hoàn, PGĐ công ty TNHH thương mại quốc tế Hà Xuân, thêm phí này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Do đó, để khuyến khích doanh nghiệp phát triển, Chính phủ và các cơ quan ban ngành hãy ban hành chính sách quy định cụ thể, cắt giảm các khoản thu, tránh tình trạng phí chồng phí như hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Oằn mình” cõng phí dịch vụ cảng biển tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714251658 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714251658 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10