OnlyFans: Nền tảng đang lên cho giới showbiz

QUÂN BẢO 15/12/2020 05:08

OnlyFans - nền tảng cho phép người dùng tính phí “fan hâm mộ” của mình cho các nội dung độc quyền - đang trên đà đạt cột mốc 2 tỷ USD trong năm nay.

Nhắc đến nền tảng sáng tạo nội dung, người ta sẽ nghĩ ngay đến YouTube. Nhưng ngoài YouTube, nền tảng Patreon từ lâu cũng là một cái tên đáng gờm trong lĩnh vực này.

Nếu các YouTuber kiếm tiền bằng tính năng trả tiền dựa theo chính sách về lượt view của YouTube, thì Patreon lại chạy theo mô hình “gọi vốn cộng đồng” (crowdfunding) - người xem sẽ trả tiền trực tiếp để được xem nội dung họ muốn. Số tiền “huy động” theo hình thức này đã đạt con số 1 tỷ USD trong giai đoạn 2013 - 2019.

Tuy nhiên, vị trí của Patreon có thể sẽ bị lung lay bởi một cái tên mới: OnlyFans.

Theo Bloomberg, OnlyFans - nền tảng cho phép người dùng tính phí “fan hâm mộ” của mình cho các nội dung độc quyền - đang trên đà đạt cột mốc 2 tỷ USD trong năm nay.

Trang web này được lập nên để các nhà sáng tạo đăng và bán nội dung của mình. Ban đầu, trang web chấp nhận mọi thể loại nội dung nhưng về sau những người có nhiều “fan” nhất ở đây lại đến từ Instagram, ví dụ như Jem Wolfie hay Andrea Vasile.

Tim Stokekly - nhà sáng lập của OnlyFans - đã thành lập một loạt các công ty khởi nghiệp liên tiếp từ 2010 trước khi ra mắt OnlyFans vào năm 2016, hầu hết đều là các công ty cầu nối giữa người dùng và người cung cấp dịch vụ. Chính điều này giúp ông thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng và làm thế nào để thành công trong lĩnh vực này.

Giờ đây OnlyFans đang được chú ý ngay trong giới showbiz. Các ca sĩ hạng A như Cardi B hay The Weeknd đã sử dụng OnlyFans làm nền tảng quảng cáo. Nữ diễn viên Bella Thorne thậm chí còn đạt kỷ lục thu về 1 triệu USD chỉ trong 1 ngày từ khi tham gia nền tảng.

OnlyFans đang dần xa rời xuất phát điểm của mình nhưng khi công ty ngày càng thu hút sự quan tâm và mở ra nhiều cơ hội doanh thu, đây là sự phát triển không thể tránh khỏi.

Với hơn 85 triệu người dùng và hơn 1 triệu nhà sáng tạo nội dung, OnlyFans đang có thêm 500.000 người mỗi ngày cũng như có khả năng thu về 400 triệu USD trong năm 2020. Đây cũng là một trường hợp đáng tham khảo cho ngành báo chí đang lăm le ‘bắt’ người dùng trả tiền để được đọc bài, trong bối cảnh ngành báo chí đang ngày một xuống dốc về doanh thu.

Còn gì nữa nhỉ?

Cổ phiếu Airbnb thăng hoa trong ngày giao dịch đầu tiên, mang lại cho công ty mức định giá 100 tỷ USD.

AT&T có khả năng sẽ bán DirecTV với giá khổng lồ 15 tỷ USD, nhưng vẫn chưa là gì so với mức phí 63 tỷ USD mà họ bỏ ra để mua lại nền tảng này vào năm 2015.

Amazon lên kế hoạch đào tạo 29 triệu nhân viên cho các công việc dựa trên nền tảng đám mây tới năm 2025.

Huyndai mua lại Boston Dynamics - công ty sáng tạo robot - với giá gần 900 triệu USD.

Ngôi sao YouTube David Dobrik đã bán được hơn 17.000 bộ xếp hình với giá 30USD/bộ chỉ sau vài giờ, sau khi tuyên bố sẽ tặng 100.000 USD cho người hoàn thành và chụp hình nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Độc quyền bằng cách “mua hết đối thủ”

    Độc quyền bằng cách “mua hết đối thủ”

    05:08, 14/12/2020

  • Mô hình nhượng quyền thương hiệu

    Mô hình nhượng quyền thương hiệu "gặp nguy"

    05:08, 11/12/2020

  • Dịch vụ “stream” nhạc phát triển, bản quyền âm nhạc lên ngôi

    Dịch vụ “stream” nhạc phát triển, bản quyền âm nhạc lên ngôi

    05:08, 10/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
OnlyFans: Nền tảng đang lên cho giới showbiz
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO