Lý do nào khiến một “kỳ lân” của Việt Nam như VNG đã xuống tay đầu tư đến 7 triệu USD vào một công ty khởi nghiệp mua sắm trực tuyến non trẻ như OpenCommerce?
>>>Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Các doanh nghiệp phản ứng ra sao?
Bất chấp việc Trung Quốc được coi là một trong những thị trường thương mại điện tử cạnh tranh nhất thế giới, OpenCommerce cho biết họ sẽ sử dụng số vốn mới để mở rộng hoạt động tại đây và bổ sung thêm các hoạt động kinh doanh ở châu Âu và Mỹ. Người ta đang đặt câu hỏi về việc họ có gì trong tay mà dám đặt tham vọng mở rộng?
Ông Trương Mạnh Quân, đồng sáng lập và CEO của OpenCommerce, cho rằng: “Một trong những vấn đề với các thương gia Trung Quốc hiện nay chính là họ có quá nhiều sự lựa chọn. Trong khi họ muốn tạo sự khác biệt thông qua các kênh mới, chẳng hạn như cửa hàng trực tuyến của riêng họ. Ngoài ra, chúng tôi cũng hữu ích cho các thương gia Trung Quốc không có quyền truy cập vào các mạng quốc tế lớn như Facebook và Google”.
Thực tế, cũng giống như nền tảng thương mại nổi tiếng của Canada, Shopify, OpenCommerce đang cung cấp cho người bán xuyên biên giới trực tiếp và gián tiếp các dịch vụ trên nền tảng ShopBase, một nền tảng trung gian thứ ba, kết nối giữa nhà cung cấp với các khách hàng của mình thông qua các Drop Shipper. Với dịch vụ này, các thương nhân không cần phải mua trữ hàng giống kiểu đại lý, việc vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng sẽ do đối tác thực hiện.
Trên thế giới, mô hình này khá nổi tiếng, đơn cử như “gã khổng lồ” máy tính Dell cũng có dây chuyền mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu thông qua Drop Shipping. Các đại lý đăng ký làm Drop Shipping chỉ cần marketing online để tìm kiếm khách hàng, khi khách hàng đặt mua sản phẩm, người bán chuyển đơn hàng đến Dell, công ty sẽ giao hàng và trích hoa hồng cho người bán.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những rủi ro, có những rủi ro đối với các thương gia khi có quá nhiều người bán và khả năng xây dựng thương hiệu thấp. Đồng thời có cả những rủi ro với người mua hàng khi không nhận ra việc họ đang mua phải hàng từ những người trung gian.
Nhưng, với việc OpenCommerce cũng đang sở hữu hơn 80.000 thương gia trên khắp thế giới và khoảng 30% trong số các thương gia đó ở Trung Quốc. Câu chuyện VNG coi họ là một trong số ít công ty tại Việt Nam có sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, không phải là không có lý do.
Có thể bạn quan tâm
Hoàn tất cáo trạng truy tố cựu CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện
13:38, 27/03/2022
Cần làm rõ quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của sàn thương mại điện tử
03:00, 11/04/2022
Công nghệ đã giúp thương mại điện tử bứt tốc
04:00, 01/04/2022
Nam Định: Gỡ khó đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
11:14, 23/03/2022
Start-up thương mại điện tử Việt tìm cách "lấp khoảng trống" trên thị trường
05:06, 16/03/2022
Thương mại điện tử nông nghiệp Đông Nam Á lên ngôi
03:00, 10/03/2022
Quản lý sàn thương mại điện tử vẫn nhiều… thách thức
04:00, 28/02/2022