PAPI 2019: “Thủ tục hành chính công” không có tiến bộ đáng kể

Diendandoanhnghiep.vn Đây là vấn đề đáng chú ý trong báo cáo PAPI 2019 vừa công bố.

Sáng 28/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2019.

 
Chỉ số PAPI tổng hợp theo khảo sát từ năm 2015-2019 có sự thay đổi rõ rệt theo từng năm. Ảnh chụp màn hình.

Chỉ số PAPI tổng hợp theo khảo sát từ năm 2015-2019 có sự thay đổi rõ rệt theo từng năm. Ảnh chụp màn hình.

Kết quả phân tích số liệu thống kê PAPI năm 2019 cho thấy, chính quyền các tỉnh/thành phố cần thực hiện nhiều chính sách hiện hành hiệu quả hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của người dân. Điểm tổng hợp PAPI 2019 cấp tỉnh cao nhất (46,74 điểm) và mức điểm tối đa (80 điểm), trên thang điểm từ 10 đến 80 điểm cho tất cả tám chỉ số nội dung, có mức chênh lệch rất lớn.

Mức chênh này cho thấy còn nhiều cơ hội đổi mới chính sách và cách thức thực thi chính sách để chính quyền các cấp ngày càng công khai, minh bạch hơn, thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày một cao của người dân, thực hành liêm chính tốt hơn, đặc biệt trong năm cuối của nhiệm kỳ chính quyền các cấp giai đoạn 2016-2021.

“Chính quyền đã mất khá nhiều thời gian để tạo thêm sự hài lòng của người dân nhưng chưa có được sự cải thiện vượt bậc như mong muốn. Các địa phương đều có kế hoạch để tăng chỉ số PAPI, song từ việc có chỉ thị, kế hoạch tới khi có kết quả ban đầu là một hành trình rất khó khăn; nhiều địa phương có nghị lực chính trị nhưng triển khai ở cấp dưới chưa mạnh mẽ....”, báo cáo PAPI nhấn mạnh.

Theo nhóm chuyên gia UNDP, Chỉ số PAPI tổng hợp theo khảo sát từ năm 2015-2019 có sự thay đổi rõ rệt theo từng năm, cho thấy người dân cảm nhận công tác quản trị của chính quyền đã có sự cải thiện tích cực. Điều này thể hiện ở hầu hết nội dung cấu thành nên Chỉ số được cải thiện trong 5 năm qua, trong đó “tham gia của người dân ở cơ sở”, “công khai minh bạch”, “trách nhiệm giải trình với người dân”, “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, “cung ứng dịch vụ công (DVC)” đều có tiến bộ đáng kể.

Cụ thể, nội dung kiểm soát tham nhũng có tiến bộ rất nhiều kể từ năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến sự cải thiện này, theo cách chuyên gia, trước hết do độ nhận hối lộ ở cấp địa phương đã giảm, cho thấy có tiến bộ về mức độ kiểm soát tham nhũng ở địa phương.

Thứ hai, có thể do hiệu ứng lan tỏa của chiến dịch phòng chống tham nhũng trên cả nước trong vài năm lại đây, với một số đại án tham nhũng đã khiến một số quan chức cao chức phải vào tù vì hành vi tham nhũng.

Nhìn vào thay đổi giữa năm 2018 và 2019 thấy có cải thiện 5% ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp địa phương, cho thấy kết quả đánh giá cải thiện về kiểm soát tham nhũng ở cấp quốc gia thể hiện chiến dịch phòng chống tham nhũng đã có tác động đến cảm nhận của người dân, còn đánh giá ở cấp địa phương nói lên có sự thay đổi thực tế về mức độ tham nhũng ở cấp địa phương.

Trong khi đó, về nội dung thủ tục hành chính (TTHC) công - lĩnh vực đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện chất lượng và hiệu quả tiếp cận TTHC công cho người dân thì lại là chỉ số thành phần duy nhất không có sự tiến bộ đáng kể.

Chính phủ đã rất cố gắng mở rộng nền tảng Chính phủ điện tử để cho phép người dân tiếp cận và hoàn thành hồ sơ trực tuyến, nhưng không có tiến bộ đáng kể trong TTHC.

Lý do trước tiên về tiếp cận internet của người dân, tăng đáng kể số người có internet ở nhà (từ 30% năm 2016 lên 60% vào 2019), song tỷ lệ người dân thực hiện TTHC trên nền tảng điện tử rất thấp (năm 2016 chỉ 6% người làm TTHC cấp giấy chứng nhận trên mạng và năm 2019 vẫn không cải thiện nhiều), dù tỷ lệ lên mạng để làm những việc khác đạt cao.

Không có khác biệt đáng kể về mức độ hài lòng của người dân làm TTHC trực tuyến so với làm TTHC bằng phương thức truyền thống. Những điều này cho thấy, để giúp cải thiện điểm số TTHC công, cần nỗ lực rất nhiều để mở rộng việc đưa TTHC công lên mạng, cải thiện chất lượng các TTHC công trực tuyến nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ này hơn.

Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Ninh đạt mức điểm tổng hợp cao nhất trên Bảng Chỉ số PAPI 2019. Trong đó, Bến Tre tiếp tục đạt cao nhất (46,74 điểm) với 7 chỉ số thành phần có điểm cao nhất (trừ chỉ số Chính phủ điện tử có điểm trong nhóm thấp). Cũng trong nhóm điểm trung bình tốt nhất có 16 tỉnh, TP, dải điểm từ 44,8 - 46,74 điểm.

Nhóm có điểm số trung bình cao cũng gồm 16 tỉnh, từ 43,72 - 44,72 điểm. TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm này với 43,79 điểm, tăng hơn mức 42,4 năm 2018.

Nhóm điểm số trung bình thấp có 15 tỉnh, từ 42,38 - 43,7 điểm. Thái Bình có điểm cao nhất trong nhóm này.

Trong 16 tỉnh còn lại trong nhóm điểm số thấp nhất, có Hà Nội với mức 41,53 điểm. Hà Nội chỉ có 2 chỉ số thành phần là sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở và quản trị điện tử đạt mức điểm trung bình cao; chỉ số cung cấp DVC đạt điểm trung bình thấp; còn lại đều rơi vào nhóm điểm thấp.

Thấp nhất trong bảng xếp hạng điểm tổng hợp là Bình Định, 40,84 điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết PAPI 2019: “Thủ tục hành chính công” không có tiến bộ đáng kể tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713901363 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713901363 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10