PCI 2021: Sự trở lại Top 10 ấn tượng của Vĩnh Phúc trên bảng xếp hạng

NGUYỄN VIỆT thực hiện 28/04/2022 03:30

Kết quả đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân chính là nguồn cổ vũ động viên và là phần thưởng cao nhất đối với chính quyền các cấp.

>>Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”!

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành chia sẻ về sự trở lại Top 10 ấn tượng trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ngày 27/4.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (giữa).

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (giữa).

Tại Lễ công bố PCI năm 2021, Vĩnh Phúc được 69,69/100 điểm, đứng thứ 5 toàn quốc nhờ những nỗ lực trong thu hút đầu tư, cải cách TTHC và tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp. 

Trong đó có một số chỉ số thành phần đạt cao, như chi phí thời gian (8,46); chi phí không chính thức (8,05); thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (7,78)...

-Vĩnh Phúc trở lại vị trí trong Top 5 được đánh giá là rất ấn tượng, vì trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây đã gây ra nhiều khó khăn cho việc hoạt động của doanh nghiệp. Vậy, điều gì đã tạo cho Vĩnh Phúc sự bứt phá này, thưa ông?

Thứ nhất, năm 2022 là năm đánh dấu kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh và cũng là năm Vĩnh Phúc đã vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, đặc biệt là dịch bệnh vì trong 4 lần dịch đến Việt Nam thì cả 4 lần đều “ghé qua” tỉnh nhà. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn trên dưới một lòng, vượt mọi khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên gần như tất cả các mặt công tác, trong đó, có sự quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển trong điều kiện dịch bệnh bủa vây.

Thứ hai, Vĩnh Phúc luôn xác định doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Họ không chỉ là người tạo ra giá trị gia tăng mà còn là nhân tố tạo ra sự phát triển bền vững của một quốc gia hay một địa phương.

Theo tôi, việc Vĩnh Phúc trở lại vị trí trong Top 5 là sự trở lại khá ngoạn mục. Quan trọng hơn, với chúng tôi đây chính là phần thưởng to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. Và chúng tôi quan niệm mình phải có trách nhiệm rất lớn trong việc duy trì cũng như tiếp tục cải thiện các tiêu chí trong chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh này.

Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, vị thế này nó chỉ là một phần thưởng mang tính động viên. Vấn đề thực chất phải là chất lượng điều hành cũng như hiệu quả cụ thể thông qua việc cải thiện từng chỉ số trong việc phục vụ cũng như tạo lập môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, năm 2022, chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn, quan tâm sâu sát và thiết thực hơn, bắt tay vào nghiên cứu kỹ hơn để làm sao tiếp cận, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị liên quan.

-Trong năm 2021, có một số chỉ số PCI của Vĩnh Phúc đạt cao, như chi phí thời gian, chi phí không chính thức, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự… Vậy, theo ông trong năm 2022 Vĩnh Phúc sẽ quan tâm thêm đến chỉ số nào?

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chỉ số minh bạch. Bởi là địa phương cấp tỉnh, tuy không có quyền thay đổi thể chế nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được việc minh bạch thể chế nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp để tiếp cận họ, đồng hành với họ trong việc chấp hành thể chế. Đây có thể coi là chỉ số quan trọng nhất vì nó mang tính quyết định đến các chỉ số khác.

Tiếp đến là chỉ số “năng động” của chính quyền. Tôi cho rằng, sự năng động của chính quyền, việc chính quyền hiểu doanh nghiệp, chính quyền quan tâm đến doanh nghiệp và chính quyền thật sự vào cuộc cùng doanh nghiệp sẽ tạo ra một sự đồng hành thực sự, từ đó, tạo ra một sức mạnh đủ lớn đưa địa phương vững bước đi lên trên con đường phát triển KT-XH.

>>Vĩnh Phúc “chuyển mình” từ đại dịch

Tại Lễ công bố PCI năm 2021, Vĩnh Phúc được 69,69/100 điểm, đứng thứ 5 toàn quốc nhờ những nỗ lực trong thu hút đầu tư, cải cách TTHC và tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tại Lễ công bố PCI năm 2021, Vĩnh Phúc được 69,69/100 điểm, đứng thứ 5 toàn quốc nhờ những nỗ lực trong thu hút đầu tư, cải cách TTHC và tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp.

-Theo ông, việc trở lại Top đầu chỉ số PCI có tạo "áp lực" cho những năm tiếp theo đối với Vĩnh Phúc hay không?

Áp lực cũng như rào cản lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng chính là tư duy và phương pháp, cách tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vì, đôi khi các cán bộ, công chức nghĩ rằng họ cố gắng hoàn thành được nhiệm vụ là xong, nhưng thực chất, để phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân thì không thể chỉ hoàn thành mỗi nhiệm vụ, thủ tục hành chính mà còn phải tìm hiểu tận gốc vấn đề nó là gì để giải quyết rốt ráo công việc.

Cho nên, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chúng tôi cho rằng, vấn đề cải cách thể chế, một trong những khâu đột phá của Chính phủ không thể chỉ đo đếm bằng số văn bản, số nghị quyết, số chỉ thị chúng ta ban hành mà phải đo đếm bằng sự hài lòng cũng như việc giảm thiểu thời gian, chi phí của doanh nghiệp khi họ triển khai nhiệm vụ của mình. Đấy là điều quan trọng.

Và để đạt được chỉ số này thì một số người cho rằng đây là sự trở lại ngoạn mục. Bởi chúng tôi đã nhiều năm đạt được con số này, nhưng 10 năm trở lại đây thì lại bị "tụt lùi". Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, trở lại là tốt, nhưng không hề ngẫu nhiên mà phải đánh đổi bằng một quá trình phấn đấu bền bỉ, quyết tâm, quyết liệt.

Quan trọng hơn cả, để duy trì nó và tạo ra môi trường đầu tư thật sự thông thoáng mới là điều quan trọng và tôi cho rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ vất vả hơn rất nhiều trong việc tìm hiểu thực chất các chỉ số, các yếu tố thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh để có được một kết quả, chất lượng thật sự hạnh phúc.

-Các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn đánh giá cao về quan điểm thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp của Vĩnh Phúc. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Trải qua 25 năm tái lập tỉnh, từ ngày đầu tiên cho đến mãi về sau này, Vĩnh Phúc luôn xác định việc thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng để cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Chúng tôi cũng xác định mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những vị trí cực kỳ quan trọng.

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường có vị thế nhất định bởi trong lúc chúng ta đang thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực quản trị thì họ là những “hòn đá tảng” để tạo ra sự thúc đẩy.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại là doanh nghiệp của chúng ta. Họ được thành lập từ chính người dân chúng ta và họ mới thực sự là những doanh nghiệp tạo ra sự bền vững của địa phương.

Do vậy, chúng tôi có hẳn một nghị quyết, đó là Nghị quyết 04 về cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Theo đó, chúng tôi tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến các các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời, sẽ có những chính sách ưu việt để hỗ trợ cho những doanh nghiệp này.

Toàn cảnh lễ công bố CPI năm 2021.

Toàn cảnh lễ công bố CPI năm 2021.

-Được biết, để hỗ trợ sâu sát hơn cho các doanh nghiệp, Vĩnh Phúc đã thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp. Ông có thể chia sẻ về Tổ hỗ trợ này?

Năm 2021, ngay sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát trở lại gây ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp và để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi đã thành lập ngay một tổ hỗ trợ đặc biệt có nhiệm vụ tham mưu, kết nối thông tin nhanh chóng cho Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo đó, tất cả những thông tin, khó khăn, vướng mắc từ chống dịch cho đến tình trạng đứt gãy các chuỗi kết nối hay vướng mắc trong thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục nhập cảnh đối với người nước ngoài, thủ tục thuế, các thủ tục về hành chính đều thông qua tổ này để trực tiếp thông tin đến Chủ tịch UBND tỉnh.

Từ đó sẽ có chỉ đạo nhanh và kịp thời nhất đến các sở, ngành, đơn vị liên quan, không nhất thiết tuân thủ theo các thủ tục hành chính thông thường, tức là văn bản phải chuyển qua các sở, ngành; các sở, ngành nghiên cứu đề xuất rồi báo cáo lên qua con đường hành chính.

Tôi cho rằng việc thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp trong một thời điểm phù hợp đã tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho việc tiếp cận được thông tin chính quyền, lãnh đạo tỉnh hiểu được doanh nghiệp đang cần gì, đang vướng mắc gì.

Ví dụ một xe chở hàng của doanh nghiệp không qua được chốt kiểm soát dịch bệnh vì vướng thủ tục hành chính nhưng trong điều kiện cho phép, chỉ một cuộc điện thoại của người có thẩm quyền, có thể chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề kịp thời, hợp lý và mang lại hiệu quả rất lớn, niềm tin của doanh nghiệp vào chính quyền sẽ nhân lên nhiều lần, vì tất cả các quyết định nhanh chóng lúc đó đều vì mục tiêu chung vì cộng đồng xã hội.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”!

    22:00, 18/03/2022

  • Vĩnh Phúc “chuyển mình” từ đại dịch

    01:36, 25/01/2022

  • Chủ tịch Quốc hội dự lễ khánh thành Tổ hợp khách sạn và Trung tâm hội nghị Quốc tế FLC Vĩnh Phúc

    21:42, 23/12/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Vĩnh Phúc cần đẩy nhanh chính quyền số, kinh tế số

    19:27, 23/12/2021

  • Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI là nhiệm vụ chính trị của Vĩnh Phúc

    05:00, 09/12/2021

  • Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc: Không để doanh nghiệp phải tự xoay sở

    05:05, 06/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PCI 2021: Sự trở lại Top 10 ấn tượng của Vĩnh Phúc trên bảng xếp hạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO