PGS.TS Trần Đình Thiên: “Hãy coi khủng hoảng là một sự phá hủy có tính sáng tạo"

KHÁNH HÀ 16/10/2020 09:31

Coi khủng hoảng là một sự phá hủy có tính sáng tạo ông Thiên cho rằng đây là dịp loài người vượt qua chính mình và các DN không được phép lãng phí cuộc khủng hoảng và cần có tầm nhìn cho tương lai.

Đó là khẳng định của PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng tại Hội thảo Toàn cảnh Kinh tế 2020 và dự báo 2021 vừa diễn ra tại Hà Nội chiều 16/10.

Ông Thiên đánh giá, đại dịch COVID-19 là biến cố lớn hiếm thấy, bấy ngờ, lan tỏa nhanh khiến con người có sự biến đổi và liên kết chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Lấy minh chứng, đại dịch SARS năm 2002 - 2003 đã khiến thế giới mất 30 tỷ USD; đại dịch MERS-COV năm 2012, thế giới mất 90 tỷ USD; đại dịch EBOLA năm 2014 -2016, thế giới mất 75 tỷ USD... Nhưng đến đại dịch Covid-19 đến cuối năm 2020 theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, kinh tế thế giới có thể mất tới hơn 5 nghìn tỷ USD.

Đặt câu hỏi đại dịch là dịch cúm tự nhiên hay sản phẩm của công nghệ, của trí tuệ loài người. Nếu là sản phẩm của loài người và nó trở thành vũ khí tấn công loài người thì điều đó vô cùng đáng sợ, đặt loài người trước một luật chơi khác. Thứ hai, nó là hệ quả của toàn cầu hóa hay nó chính là toàn cầu hóa, là sản phẩm của chính chúng ta. Ngoài ra, COVID cũng kích phát những mâu thuẫn của chúng ta, đồng thời cũng giúp loài người gần nhau hơn để chống kẻ thù vô hình. Giúp loài người nghĩ khác đi trong một thế giới khác đi.

Mượn câu nói quen thuộc trong kinh tế học, ông Thiên nói: Coi khủng hoảng là một sự phá hủy có tính sáng tạo ông Thiên cho rằng đây là dịp loài người vượt qua chính mình và các doanh nghiệp không được phép lãng phí cuộc khủng hoảng này và cần có tầm nhìn cho tương lai.

Nhiều nền kinh tế chịu tổn thương, trong đó có cả các quốc gia phát triển nhất như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Toàn cầu hóa càng nhanh, hoạt động vận chuyển hàng hóa và con người xuyên biên giới càng nhanh khiến đại dịch lan rộng và mức độ phá hủy lớn hơn, từ một nước sang nhiều nước và lan ra toàn cầu.

Ông Thiên nói thêm, ngay tại Mỹ, 6 tháng năm 2020, các báo cáo chính thức cho thấy đã có 3.604 doanh nghiệp nước này xin bảo hộ phá sản, tăng 26% so cùng kỳ 2019.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, một bức tranh khác của đại dịch cho thấy số người giàu tăng lên và người giàu lại giàu thêm. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, bất chấp đại dịch, nước Mỹ có thêm 29 tỷ phú, tài sản tỷ phú tăng 20% và 5 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ (Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Warren Buffett và Larry Ellison) đã có tài sản tăng 101,7 tỷ USD.

Ông Trần Đình Thiên cho rằng, đại dịch cũng tạo ra khủng hoảng, nó khiến thế giới nhìn lại vai trò của công nghệ, của kết nối vạn vật. "Khi Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra, tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. Nó giống như một bước ngoặt, nơi tương lai không phải là sự nối tiếp với những gì đã xảy ra”, ông Thiên nói.

PGS Thiên nhận định, kinh tế thế giới hiện không trở lại thời trước Covid-19 mà xuất hiện một thời kỳ kinh tế mới, ở đó kinh tế dựa trên không gian mới, thực thế mới và những nguồn lực mới. Vì vậy, mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng để phải chuẩn bị tâm thế tốt nhất để nắm bắt, thích ứng và sáng tạo.

Đặt niềm tin COVID-19 sẽ sớm được khắc phục nhưng ông Thiên cho rằng ngoài dịch bệnh, cuộc cách mạng CN 4.0 sẽ tạo ra bước đột phá lớn. Tương lai thuộc về công nghệ mới, thuộc về kinh tế số. "Một bước nhảy vọt kinh khủng. Cuộc CMCN sẽ tạo ra thách thức lớn về năng lực: năng lực tài chính và năng lực thể chế", ông Thiên nói.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Ông Thiên cũng đánh giá, khi CMCN 4.0 diễn ra, tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. Nó giống như một bước ngoặt, nơi tương lai không phải là sự nối tiếp với những gì đã xảy ra.

Thế giới – loài người đang trong quá trình thay đổi chưa từng thấy, bên cạnh cuộc CMCN 4.0, toàn cầu hóa - hậu “chiến tranh lạnh”, Thiên nhiên thay đổi mạnh và bất thường (biến đổi khí hậu, Nước biển dâng,Ô nhiễm,...)

"Một thế giới mới và khác. Cần một tư duy, cách tiếp cận phát triển khác. Từ logic tuyến tính – tuần tự sang logic phi tuyến tính –
nhảy vọt. Sáng tạo (vượt cái cũ, phá cái cũ) là điều kiện tiên quyết bảo đảm phát triển bền vững", ông Thiên kết luận.

Theo ông Thiên, trong nguy có cơ, đứng trước những rủi ro rất lớn, mỗi dân tộc, mỗi nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn xa, trông rộng và lựa chọn các tuyến lợi ích để lâu dài. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là nội lực, phải chuẩn bị cho tốt nội lực để có thể làm chủ vận mệnh của mình cũng như không phụ thuộc, lệ thuộc vào quốc gia khác, nhóm lợi ích khác. Thế giới thời đại 4.0 thay đổi nhanh, đòi hỏi chuyển đổi thể chế kinh tế mau lẹ và thích ứng nhanh, mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PGS.TS Trần Đình Thiên: “Hãy coi khủng hoảng là một sự phá hủy có tính sáng tạo"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO