“Phá sản” mục tiêu 5.000 doanh nghiệp KHCN vào năm 2020?

Lê Hà 16/06/2019 05:00

Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Đích – Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC) – Bộ Khoa học Công nghệ xung quanh vấn đề nà

Theo ông Trần Xuân Đích, để tháo gỡ rào cản trong cấp chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN), Bộ KHCN và Chính phủ đã đưa ra các chính sách và điều chỉnh linh hoạt để tiến sát mục tiêu đến năm 2020, cả nước sẽ có 5.000 doanh nghiệp KHCN. Để có thêm thông tin về các điều chỉnh này.

- Nhiều quan điểm cho rằng, mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 5.000 doanh nghiệp KHCN là khó có thể đạt được. Quan điểm của ông?

Khi đưa ra mục tiêu chúng tôi dựa trên việc đánh giá sơ bộ các doanh nghiệp ứng dụng KHCN trên cả nước nhưng khi đi vào thực tế thì “vấp” phải rất nhiều rào cản để đạt được mục tiêu đó.

- Cụ thể đó là những rào cản nào, thưa ông?

Hiện nay, dựa trên tiêu chí đánh giá thì có rất nhiều doanh nghiệp là doanh nghiệp KHCN. Đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin có đến trên 2.000 doanh nghiệp KHCN nhưng họ không làm thủ tục để được cấp chứng nhận này vì thấy thủ tục vẫn còn nặng nề, lo ngại sẽ để lộ bí quyết.

p/Các nhà khoa học đưa các đề án khoa học vào thực tiễn sản xuất

Các nhà khoa học đưa các đề án khoa học vào thực tiễn sản xuất

Bà Nguyễn Thị Liên Hương - Phó Tổng Giám đốc công ty CP Sao Thái Dương: “Chờ” Nghị định 13 triển khai thực tế

Sau 2 năm mong chờ, Nghị định 13 đã được ban hành nhằm giải quyết những vướng mắc và thỏa mãn được những mong đợi của các doanh nghiệp và nhà khoa học, giúp các nhà khoa học mạnh dạn bắt tay với doanh nghiệp hoặc tự triển khai đưa các đề tài nghiên cứu KHCN.

Một dự án KHCN đưa vào thực tế đòi hỏi nguồn vốn lớn mới có thể triển khai một cách bài bản để cho ra sản phẩm chất lượng, có hàm lượng công nghệ. Nghị định 13 đã mở ra cơ hội giúp các doanh nghiệp KHCN tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi tới 50%, được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là động lực để các nhà khoa học và các doanh nghiệp mạnh dạn triển khai đề tài nghiên cứu KH của mình đưa vào triển khai, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đối với Sao Thái Dương, khi áp dụng KHCN đã phải vay vốn rất nhiều để nghiên cứu phát triển các sản phẩm, đầu tư vào các dự án khoa học công nghệ hiện tại và tương lai. Khi biết Nghị định 13 được ban hành, chúng tôi đã tiếp cận ngân hàng, các quỹ của bộ KHCN nhưng vẫn phải chờ hướng dẫn nên doanh nghiệp rất sốt ruột và mong nhanh chóng có hướng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp khoa học có thể nhanh chóng tiếp cận các ưu đãi. Đặc biệt, việc hướng dẫn các bộ ban ngành, cục thuế hay các chi cục thuế địa phương, các sở KHCN trong triển khai nghị định 13 theo một hướng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Một trong những ưu đãi mà chúng tôi nghĩ sẽ tạo ra sức hút các doanh nghiệp là ưu đãi về thuế thì cũng không còn là “con át chủ bài” vì theo Luật thuế thì 1 doanh nghiệp chỉ được nhận một ưu đãi duy nhất trong khi đó ngành nào cũng có ưu đãi riêng, trong khi đó trước đây ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp KHCN đi sau và cũng chưa phải là chính sách ưu đãi có tính vượt trội.

- Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ với nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng... đã vượt trội hơn, thưa ông?

Theo Nghị định này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này; Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Nghị định số 13/2019/NĐ-CP đã giảm bớt các điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: đơn giản hóa việc chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với kết quả khoa học và công nghệ bằng quy định doanh nghiệp có thể tự cam kết về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với kết quả khoa học và công nghệ và có thể bị hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận nếu bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích doanh nghiệp có kết quả nghiên cứu thuộc mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ đều có thể chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ chỉ còn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Doanh nghiệp tiếp cận chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian qua, đảm bảo sự thống nhất đồng bộ với hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành về thuế.

- Như vậy, Nghị định mới đã “mở khóa” cho việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN, thưa ông?

Đúng là như vậy, theo nghị định mới doanh nghiệp không cần giải trình quá trình ươm tạo, cơ chế và hồ sơ đơn giản, tăng cường tính hậu kiểm nên không vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp KHCN không lo ngại bị xâm phạm bản quyền, bí mật về ý tưởng và công nghệ.

Đặc biệt, trước đây, các doanh nghiệp phải có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ năm đầu 30%, năm thứ 2 là 50%, năm thứ 3 là 70%, nay theo nghị định mới chỉ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu trong cả quá trình đã được hưởng ưu đãi miễn 4 năm không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo.

- Trước đây, việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN do sở KHCN cấp, với quy định mới thì sao, thưa ông?

Trước đây 100% các doanh nghiệp KHCN do sở KHCN các tỉnh cấp. Hiện nay, đại đa số vẫn là các Sở cấp, chỉ có những đề án liên quan đến an ninh quốc phòng, sức khỏe, các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành phố thì sẽ chuyển nên Bộ cấp, nhưng dù Sở hay Bộ cấp thì tất cả các đề án đều được xem xét trong thời gian tối đa là 15 ngày làm việc.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Phá sản” mục tiêu 5.000 doanh nghiệp KHCN vào năm 2020?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO