Phải coi vận tải là tuyến đầu phục hồi kinh tế

TRUNG THÀNH thực hiện 27/09/2021 20:53

Bộ GTVT vừa công bố dự thảo lấy ý kiến về "Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách 5 lĩnh vực vận tải giai đoạn các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19".

Dự thảo nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, an toàn, thống nhất giữa địa phương. Đây là kế hoạch cấp bách khi một số địa phương đã và đang chuyển từ Chỉ thị 16 về Chỉ thị 15.

Chia sẻ với DĐDN, ông Đặng Thế Phương – Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng cho rằng, đây không chỉ là giải pháp “giải cứu” ngành vận tải mà đảm bảo mục tiêu phục hồi kinh tế.

- Sự “tiều tụy” của ngành vận tải có thể được xem như “luồng máu” lưu thông trong cơ thể là nền kinh tế đang bị ứ đọng lâu ngày, thưa ông?

Do ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19, ngành vận là một trong những ngành chịu nhiều khó khăn nhất. Ngoài vận tải biển “thái lai” thì các loại hình vận tải khác như: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không đều rơi vào trạng thái kiệt quệ, do phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt đồng cầm trừng. Vận tải định trệ thì việc đứt gãy chuỗi cung ứng đối với các ngành của nền kinh tế là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, hoạt động vận tải đường bộ chiếm đến 70% lượng luân chuyển hàng hóa nhưng các doanh nghiệp vận tải đường bộ hầu hết đứng trước nguy cơ phá sản do chi phí tăng cao, nguồn nhân lực suy giảm, chi phí xét nghiệm…

Ngoài vấn đề phát sinh chi phí, vận tải đình trệ chủ yếu do các lệnh giãn cách chống dịch nên các chính sách hỗ trợ đều khó đạt mục tiêu. Khi các doanh nghiệp vận tải phải nằm một chỗ thì các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải chỉ mang tính duy trì sự tồn tại một cách “thoi thóp” để chờ ngày dỡ bỏ giãn cách.

- Kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải của Bộ GTVT đối với các lĩnh vực vận tải, nên tập trung vào đâu, thưa ông?

Ảnh hưởng của các lệnh giãn cách đã khiến một số loại hình vận tải gần như đứng yên tại chỗ như: hàng không, đường sắt. Vận tải đường bộ thì vẫn duy trì được một phần hoạt động, mặc dù các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do phải mất thêm rất nhiều chi phí.

 Vận tải đường bộ thì vẫn duy trì được một phần hoạt động, nhưng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do phải mất thêm rất nhiều chi phí.p/(Các phương tiện vận tải chờ đến lượt kiểm tra giấy tờ tại Bến xe Trung tâm TP Cần Thơ. Ảnh: Thanh Liêm

Vận tải đường bộ thì vẫn duy trì được một phần hoạt động, nhưng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do phải mất thêm rất nhiều chi phí. (Các phương tiện vận tải chờ đến lượt kiểm tra giấy tờ tại Bến xe Trung tâm TP Cần Thơ. Ảnh: Thanh Liêm.

Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đối với cả 5 lĩnh vực vận tải được xem là một trong những yếu tố cơ bản để cả ngành vận tải quay trở lại hoạt động. Khi luồng máu trong cơ thể được khơi thông trở lại thì cơ thể sống – nền kinh tế mới có thể phục hồi. Việc Chính phủ cho áp dụng chủ trương “sống chung với dịch” thì yêu cầu đầu tiên là khôi phục lại hoạt động bình thường mới của ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, để cứu được các doanh nghiệp vận tải đã kiệt quệ và đang thở “thoi thóp” thì cần những giải pháp đồng bộ và thiết thực.

- Vậy những giải pháp thiết thực đó là gì, thưa ông?

Điều quan trọng đầu tiên là cho phép những lĩnh vực vận tải như đường sắt, hàng không, vận tải thủy nội địa được hoạt động trở lại. Đề hoạt động trở lại thì nguồn nhân lực vận tải chính là lực lượng phải đặc biệt quan tâm. Bởi họ là những người hoạt động tuyến đầu trong đối phó với đại dịch và phục hồi kinh tế. Do vậy, Chính phủ cần ưu tiên nguồn vaccine cho lực lượng này. Mặt khác, trong bối cảnh nới lỏng, Chính phủ cần ưu tiên cấp thẻ xanh cho lực lượng giao – nhận, hỗ trợ xét nghiệm cho nhân lực ngành vận tải, tránh tốn kém, áp lực.
Khi ngành vận tải được coi là lực lượng tuyến đầu chống dịch, những chính sách ưu tiên về tài chính, thuế, phí của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng cần có cơ chế của lực lượng tuyến đầu. Cụ thể, giảm lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp vận tải cũng theo ưu đãi của đối tượng tuyến đầu. Bên cạnh đó, các bộ ngành, địa phương cần xem xét kịp thời giảm thuế thuê đất, thuế GTGT, giảm phí bảo trì đường bộ, giảm phí cầu đường BOT…

Nhìn chung, Chính phủ cần chỉ đạo ngành đối xử với ngành vận tải như một lực lượng tuyến đầu chống dịch và phục hồi kinh tế.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT:

Chính phủ cần có quan điểm về “doanh nghiệp xanh” để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Cụ thể, phát động “Chiến tranh xanh” để chống lại Covid-19 với những tiêu chí như: công nhân xanh (đã tiêm vaccine), nhà máy xanh (có công nhân xanh), khu công nghiệp xanh (có nhà máy xanh). Từ đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể trở lại theo trạng thái bình thường mới. Việc hình thành các loại hình doanh nghiệp sản xuất xanh, vận tải, logsitics xanh là nền tảng quan trọng để tới đây tiếp tục phát triển doanh nghiệp du lịch xanh, doanh nghiệp hàng không xanh...

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam:

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và tiếp tục nên được coi là ngành mũi nhọn trong thời gian tới.Điều quan trọng nhất với ngành du lịch là làm sao mở rộng được các “vùng xanh” an toàn và biện pháp kết nối các vùng này với nhau. Cùng với đó, chuẩn bị, thí điểm cho việc mở cửa với thế giớitại một số khu vực như: Phú Quốc, Vân Đồn… khi Việt Nam tiêm đủ vaccine cho đa số người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phải coi vận tải là tuyến đầu phục hồi kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO