Phân bổ 10% kinh phí dự phòng: Không đi vay khi có tiền “cất trong tủ”

Nguyễn Việt thực hiện 26/05/2019 04:16

“Việc phân bổ 10% kinh phí dự phòng để sử dụng là cần thiết và phải làm để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, không thể “cất trong tủ” số tiền này.

Việc phân bổ hiện nay đang được thực hiện theo các tiêu chí và nguyên tắc đã được Quốc hội thông qua”. Đây là chia sẻ của ĐBQH TRẦN VĂN LÂM, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội với DĐDN. 

- Ông đánh giá thế nào về việc Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương?

Việc điều chỉnh hay phân bổ là việc làm hết sức bình thường, vì trong điều hành ngân sách, số 10% dự phòng chưa phân bổ trong giai đoạn phân bổ đầu kỳ thì để dành lại với giả thiết có những tình huống bất thường nếu xảy ra thì sử dụng. Và trong giai đoạn hiện nay đã gần cuối nhiệm kỳ, các tình huống bất thường không xảy ra và dự kiến từ nay đến cuối nhiệm kỳ cũng không có gì biến động lớn, thì phải phân bổ sử dụng có hiệu quả. Cho nên, theo tôi việc phân bổ là cần thiết và yêu cầu phải phân bổ.

Còn phân bổ như thế nào cho “trúng”, tức là có những tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư đúng nhu cầu thực tiễn, khi đó sẽ phát huy được hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ cũng đã trình các phương án để Quốc hội xem xét cũng dựa trên cơ sở những tiêu chí và nguyên tắc mà trước đây Quốc hội đã thống nhất.

br class=

Các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020

Do đó, việc phân bổ theo tôi không có điều gì bất thường, thậm chí cần sớm đưa nguồn vốn này vào sử dụng, vì Việt Nam vẫn đang phải đi vay vốn nước ngoài và trả lãi với một khoản tiền không nhỏ, trong khi có khoản tiền “cất trong tủ” thì rất lãng phí.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước tại các vùng miền còn hạn chế

    06:25, 22/05/2019

  • Giải ngân vốn đầu tư công 2019: Địa phương không tiêu hết tiền thì thu hồi về ngân sách

    00:25, 03/04/2019

  • Việt Nam vẫn dùng mô hình ngân sách Nhà nước kiểu “Búp bê Nga”

    00:00, 02/04/2019

  • Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, tăng cường hậu kiểm

    06:16, 10/05/2019

  • Luật Đầu tư công sửa đổi: Phân cấp mạnh để rút ngắn thời gian trình hồ sơ

    21:32, 08/05/2019

  • Giải ngân vốn đầu tư công: Vì sao 4 tháng mới chỉ đạt hơn 16% kế hoạch?

    00:34, 27/04/2019

- Theo báo cáo về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng là mức điều chỉnh quá cao. Ông bình luận như thế nào về vấn đề này?

Về lâu dài cũng phải tính đến phương án điều chỉnh cho phù hợp và thuận lợi hơn trong công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tiễn với quy mô 10.000 tỷ đồng nhưng từ đầu nhiệm kỳ đến nay Quốc hội mới chỉ quyết có 2 dự án. Tức là số lượng dự án thuộc thẩm quyền Quốc hội không phải quá lớn và nhiều. Do đó, nếu thay đổi tiêu chí thì có thể Quốc hội cũng không quyết được một dự án nào trong suốt cả nhiệm kỳ, như vậy sẽ không phù hợp. Hiện nay, phân loại dự án quan trọng quốc gia 10.000 tỷ đồng vẫn đang đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cho nên chúng ta cũng chưa phải vội vàng xem xét điều chỉnh quy mô này.

- Như ông nói, với tiêu chí phân loại quy mô dự án quan trọng quốc gia hiện nay là phù hợp, vậy sao phải đưa vấn đề này ra xem xét và điều chỉnh, thưa ông?

Theo tôi, trong quá trình soạn thảo, các cơ quan soạn thảo vẫn còn mang nặng tính lý thuyết. Có thể họ suy nghĩ quy mô nền kinh tế tăng lên, quy mô dự án tăng lên thì cần phải điều chỉnh cho tương ứng. Về mặt lý thuyết thì đúng, còn dưới góc độ thực tiễn cho đến nay mới có 2 dự án. Như vậy, đây không phải là vấn đề bức xúc cần đặt ra sự thay đổi trong giai đoạn hiện nay. Câu chuyện ở đây là giữa lý thuyết và thực tiễn cần phải hài hòa, từ lý thuyết cũng cần soi lại thực tiễn xem có phù hợp hay không.

- Xin cảm ơn ông! 

Đại Biểu Quôc Hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội): Không cần thiết nâng lên 20.000 tỷ đồng

Việc nâng lên 20.000 tỷ đồng không phải là việc cấp bách, bởi vì câu chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua, cũng như những vướng mắc, ách tắc không phải ở khâu phân loại dự án, đặc biệt là những dự án quan trọng quốc gia. Việc chậm trễ nằm ở quá trình triển khai thực hiện. Ví dụ, dự án sân bay Long Thành, Quốc hội thông qua nhưng đến nay vẫn đang chậm ở các khâu thực hiện. Do đó, việc điều chỉnh không phải quá cấp thiết, mặc dù có thể tăng thêm quyền cho những cơ quan quản lý cấp dưới, nhưng đây cũng chỉ là một trong những lý do, có thể còn nhiều vướng mắc ở khâu khác.

Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nước giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương trong nước tại bộ, ngành và địa phương. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nước giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương trong nước.

Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các cơ quan liên quan về tính chính xác các nội dung thông tin, số liệu và mức vốn điều chỉnh của các dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ danh mục dự án và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 điều chỉnh ở trên thông báo cho các đơn vị danh mục và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 điều chỉnh cho từng dự án theo quy định; báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phân bổ 10% kinh phí dự phòng: Không đi vay khi có tiền “cất trong tủ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO