Phân bổ vốn đầu tư thấp, giáo dục không thể đột phá

NGUYỄN VIỆT 27/07/2021 17:21

Phát triển con người là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, nhưng chỉ với mức đầu tư 3,8% cho giáo dục đào tạo thì không thể thỏa đáng cho đột phá chiến lược.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, chiều 27/7.

thảo luận ở hội trường về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình với quyêt tâm của Chính phủ trong việc tăng thêm khoảng 700.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đồng thời giảm số lượng dự án đầu tư công xuống một nửa, để đầu tư tập trung và tránh dàn trải để tạo ra những dự án có tính chất lan tỏa, liên vùng và quốc gia. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề không kém phần quan trọng.

Thứ nhất, với 2 triệu 800 nghìn tỷ đồng cho đầu tư công không phải là nhiều so với nhu cầu về vốn đầu tư toàn xã hội. Chính vì vậy cần phải nhấn mạnh, vốn đầu tư công chỉ là vốn mồi để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt là phải đẩy mạnh hợp tác công-tư. Vì chúng ta đã có luật về hợp tác công-tư nên không còn thiếu khuôn khổ pháp lý như những năm trước đây.

Chúng ta cũng đã có bài học kinh nghiệm về dự án đầu tư PPP rất thành công, điển hình như đường cao tốc Vân Đồn – Quảng Ninh – Hạ Long; sân bay Vân Đồn. Đây là những minh chứng cho việc kêu gọi thành công đối với các nhà đầu tư tư nhân. Khi đó sẽ tạo ra được nguồn lực phát triển rất lớn.

Nếu dự án không thực sự hấp dẫn thì phải thiết kế các dự án độc lập, tìm ra những khâu nào bị tắc nghẽn thì nhà nước đầu tư vào khâu nghẽn đó, phần còn lại thì tính toán theo nhu cầu đầu tư sau đó kêu gọi nhà đầu tư tư nhân.

Thứ hai, chúng ta cần phải tăng đầu tư cho y tế, văn hóa, giáo dục và phải xem lại phân bổ dự án đầu tư cho một số dự án chưa thực sự cần thiết. Vì hiện nay tỉ lệ đầu tư giáo dục lại rất thấp, chỉ chiếm 3,8%, y tế 3,2%, văn hóa 1%.

Đợt dịch COVID-19 đã cho thấy, cái yếu của hệ thống y tế không phải do đội ngũ y bác sĩ, mà thực chất là do hệ thống cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Nghị quyết Đại hội Đảng đã nhấn mạnh, phát triển con người là một trong 3 khâu đột phá chiến lược. Tuy nhiên, chỉ với 3,8% cho giáo dục đào tạo thì không thể thỏa đáng cho đột phá chiến lược.

Theo công bố của thế giới, đầu tư cho giáo dục của Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp nhất so với tất cả các nước trên thế giới. Chúng ta chỉ đầu tư 0,33% GDP, trong khi những nước trong khu vực như Indonesia cũng đầu tư gấp đôi Việt Nam, khoảng 6,4%, Trung Quốc gấp 3 lần, khoàng 8,7%...

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Đại biểu Hoàng Văn Cường

“Với mức đầu tư thấp như vậy thì làm sao có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Vẫn theo đại biểu Hoàng Văn Cường, người dân có thể chịu đựng được thiếu ăn, thiếu mặc nhưng sẽ sẵn sàng hy sinh phần tiền còn lại để đầu tư cho giáo dục. Do đó, nếu không dành phần đầu tư cho giáo dục một cách thỏa đáng thì sẽ đi ngược lại mong đợi của người dân.

Thứ ba, trong đầu tư công cần có sự đột phá để ngăn chặn tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư. Việc chậm giải ngân có hai nguyên nhân căn bản.

Một là, các dự án đầu tư thiết kế đưa vào kế hoạch ngày hôm nay, nhưng đến khi được phân bổ vốn thì phải trải qua 3 đến 4 năm. Khi đó tình hình thay đổi dẫn đến dự án phải thay đổi, phải thực hiện quá trình phê duyệt lại từ từ đầu. Như vậy, quá trình đưa dự án vào đầu tư đã chậm càng thêm chậm.

“Nếu sự thay đổi làm thay đổi tổng mức đầu tư, thay đổi kết quả đầu ra thì việc phải quay trở lại phê duyệt từ ban đầu là cần thiết. Nhưng nếu sự thay đổi này chỉ để làm cho quá trình triển khai tốt hơn, hiệu quả hơn, không làm thay đổi tổng mức đầu tư, không làm thay đổi kết quả đầu ra...thì cần giao cho chủ đầu tư tự quyết định và phải tự giải trình, tự chịu trách nhiệm”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Hai là, vướng mắc giải phóng mặt bằng, hiện có rất nhiều dự án đang triển khai phải dừng lại. Như vậy, trong trường hợp cần thiết thì cũng nên tách dự án có khả năng giải phóng mặt bằng cao thì giao cho địa phương để có trách nhiệm trong việc này.

Ngay trong Luật Đầu tư công cũng đã quy định, trong trường hợp cần thiết những dự án quan trọng quốc gia, những dự án nhóm A thì Chính phủ, Quốc hội đều có thể quyết định tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng.

“Tôi cho rằng, vấn đề này cần phải mở rộng để không còn tình trạng đùn đẩy việc chậm giải ngân là do phần giải phóng mặt bằng”, đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án cấp bách

    Dự án cấp bách "không còn cấp bách" chỉ sau 6 tháng

    15:56, 27/07/2021

  • Xây dựng nông thôn mới: Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc

    Xây dựng nông thôn mới: Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc

    13:53, 27/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phân bổ vốn đầu tư thấp, giáo dục không thể đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO