Cuộc thi phim ngắn nhằm tập trung vào xu hướng thay đổi của ngôn ngữ điện ảnh trước sự tác động của smartphone đang ngày một phát triển.
Nối tiếp thành công của cuộc thi “Phim ngắn kỹ thuật số màn ảnh dọc” được tổ chức năm 2019, năm nay, IFI tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Prenez Du Relief và Liên hoan phim ngắn 3D Angoulême (Pháp) chính thức phát động cuộc thi “Phim ngắn kỹ thuật số màn ảnh dọc 2020”.
Ngày nay, điện thoại thông minh, với những khả năng to lớn và không ngừng được cải thiện có thể được sử dụng như là một công cụ sản xuất các sản phẩm nghe nhìn phục vụ quảng cáo, văn hóa, giáo dục, kinh doanh và du lịch. Trong khi đó, khuôn hình dọc của điện thoại di động đang dần trở thành một xu hướng được các kênh tin tức và truyền hình trực tuyến hàng đầu như Netflix và YouTube đánh giá cao.
Cuộc thi Phim ngắn kỹ thuật số màn ảnh dọc 2020 với chủ đề là Môi trường, với những vấn đề cấp bách: biến đổi khí hậu, khí thải, rác thải, ô nhiễm môi trường...
Cuộc thi là một trong các hoạt động phát triển ngành khoa học thông tin và truyền thông của Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI). Các hoạt động khác trong chuỗi bao gồm: khóa đào tạo Điện ảnh 4.0 (07/2020) và chương trình đào tạo Thạc sĩ Truyền thông số và xuất bản (liên kêt với Đại học Toulon, Pháp).
Năm nay, cuộc thi dành cho mọi đối tượng (bao gồm người Việt Nam và người nước ngoài) đang sinh sống tại Việt Nam, đối với người nước ngoài cần có visa hoặc các giấy tờ hợp pháp khác có giá trị đến ngày 31/12/2020. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi là ngày 13/8/2020.
Cơ cấu giải thưởng “Phim ngắn kỹ thuật số màn ảnh dọc 2020” bao gồm:
Lệ phí dự thi:
Trước đó, năm 2019, cuộc thi “Phim ngắn kỹ thuật số màn ảnh dọc” đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ, với hơn 70 tác phẩm gửi về dự thi từ mọi miền đất nước.
Theo TS. Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) nhận định, đây là cuộc thi độc đáo, tiên phong, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Cuộc thi đã tập trung vào xu hướng, một trào lưu mới mẻ dưới tác động của sự phát triển smartphone. Smartphone không chỉ làm thay đổi khuôn hình sang khuôn dọc, làm thay đổi ngôn ngữ điện ảnh, làm bùng nổ thể loại phim ngắn.
“Smartphone đã biến nghệ thuật điện ảnh từ môn nghệ thuật dành cho các chuyên gia, cần có điều kiện trang thiết bị hiện đại, phức tạp trở thành một môn nghệ thuật của đại chúng. Nói lên tiếng nói của hàng triệu người, thể hiện sự tiếp nhận của bản thân với thế giới và đồng thời cũng là thể hiện trách nhiệm xã hội của mình với thế giới, nhân loại” – TS. Ngô Tự Lập nhận định.
Ban giám khảo cuộc thi năm nay bao gồm: TS. Ngô Tự Lập - Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ; Giáo sư Francois Serre - Chủ tịch Hiệp hội Prenez Du Relief, Pháp; Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam; Họa sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm - Báo Công an Nhân dân; Bà Lê Phương Mai, Chủ nhiệm khoa điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM; Bà Zeralda Haddad - Đài truyền hình Mamlakeh Jodan.