Cần phát huy mạnh mẽ hệ thống báo chí, truyền thông của VCCI. Đây là một trong những hệ thống được đánh giá lớn nhất trong các cơ quan, tổ chức.
>>Báo chí - bạn đồng hành của doanh nghiệp trên “mặt trận” kinh tế
Với gần 10 sản phẩm báo chí, hệ thống truyền thông của tất cả các Ban, địa phương, khoảng 20 cổng thông tin hoặc các trang thông tin điện tử. Đây là một hệ thống truyền thông rất lớn của VCCI.
Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp Phạm Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2022 của VCCI, ngày 23/7.
Đánh giá tổng quan về các hoạt động của VCCI, Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp Phạm Ngọc Tuấn cho biết, VCCI có hai sự đổi mới. Thứ nhất, đẩy mạnh tinh thần đổi mới trong hoạt động của mình. Đặc biệt, không chỉ mới về tinh thần, mà còn tạo ra phương pháp, phương thức, mục tiêu mới, tập trung và đã có những hiệu quả.
Thứ hai, đổi mới từ lãnh đạo xuống đến từng đơn vị, cá nhân. Đây cũng là bước đi cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Đi sâu phân tích tình hình hoạt động của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022, Tổng Biên tập Phạm Ngọc Tuấn cho biết, Tạp chí đã họp sơ kết từng đơn vị và đã có báo cáo.
Thực tế, chưa có thời điểm nào báo chí gặp khó khăn như hiện nay. Riêng với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, theo Tổng Biên tập Phạm Ngọc Tuấn, Tạp chí gặp hai khó khăn lớn. Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế. Thứ hai, công tác quy hoạch báo chí.
“Chúng tôi không phải “ghép” hai cây vào với nhau, mà “ghép” 4 loại vào với nhau cùng một lúc, cho nên đã gặp phải những khó khăn nhất định”, Tổng Biên tập Phạm Ngọc Tuấn nói.
Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn Tạp chí ghi nhận sự nỗ lực của tập thể hơn 200 cán bộ, công nhân viên. Từ công tác Đảng, công đoàn, chuyên môn đều đã có những nỗ lực và đạt được sự tăng trưởng.
Đặc biệt, về vấn đề chuyên môn Tạp chí vẫn đảm bảo những hoạt động chính của mình. Với hạn mức tăng trưởng 20%, 6 tháng đầu năm Tạp chí đã đạt 50% và hy vong từ nay đến cuối năm 2022 sẽ đạt kế hoạch đã đề ra.
Kiến nghị, đề xuất
Thứ nhất, Tạp chí mong muốn có được sự đa dạng hơn trong hoạt động. Đây không chỉ là vấn đề nâng cao năng lực truyền thông, mà còn là cách để cải thiện thu nhập, tạo dòng tiền của Tạp chí trong thời gian tới.
Thứ hai, phát huy mạnh mẽ hơn nữa hệ thống báo chí, truyền thông của VCCI. Qua thống kê cho thấy, hệ thống báo chí và truyền thông của VCCI hiện nay được đánh giá là lớn nhất trong tất cả các cơ quan, tổ chức.
Với gần 10 sản phẩm báo chí, hệ thống truyền thông của tất cả các Ban, địa phương, khoảng 20 cổng thông tin hoặc các trang thông tin điện tử. Đây là một hệ thống truyền thông rất lớn của VCCI.
Vấn đề bây giờ là kết nối, hợp tác như thế nào để tạo ra sự cộng hưởng. Sức mạnh này không chỉ truyền thông cho VCCI, mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ ở đây không chỉ có kiến thức cho doanh nghiệp, quan trọng hơn là tạo nên sức mạnh và ảnh hưởng truyền thông để tác động cũng như tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.
Ví dụ, về thuế VAT của L/C, đã có rất nhiều cơ quan vào cuộc. Nhưng khi Tạp chí tổ chức một diễn đàn, ngay sau diễn đàn đã có khoảng 30 tờ báo cùng lên tiếng. Kết quả, Văn phòng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính phải cùng “ngồi lại” tìm hiểu ngay.
Sau 10 ngày thì đã có một văn bản yêu cầu tạm dừng và yêu cầu xem xét lại vấn đề này. “Điều này cho thấy, vai trò truyền thông đóng vai trò rất quan trọng và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhanh chóng và kịp thời”, Tổng Biên tập Phạm Ngọc Tuấn nhấn mạnh.
Thứ ba, Tạp chí sẵn sàng cùng với các đơn vị tổ chức các cuộc đào tạo, tập huấn cho những người làm công tác truyền thông ở các đơn vị, để nâng cao năng lực hoạt động truyền thông cho các đơn vị của mình. Tạp chí có một đội ngũ chuyên gia có thể phối hợp để nâng cao chất lượng của các hệ thống truyền thông của VCCI.
Thứ tư, đẩy mạnh vai trò của VCCI trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay, vấn đề khởi nghiệp ở Việt Nam được đề cập rất nhiều, nhưng thực tế và kết quả còn rất nhiều hạn chế. Thành quả chưa phù hợp với xu thế phát triển, cũng như đòi hỏi của sự thay đổi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Từ đó, theo Tổng Biên tập Phạm Ngọc Tuấn, VCCI cần tập trung vào 3 lĩnh vực. Một là, tác động xây dựng chính sách. Chính sách ở đây là với Chính phủ và các bộ, ngành. Hai là, phối hợp với các chính quyền địa phương để thiết kế một sinh thái cho địa phương. Ba là, khai thông các nguồn lực quốc tế. Việt Nam đang có lợi thế trong vấn đề này. Chúng ta có thể tập trung triển khai mạnh mẽ lĩnh vực này để nâng cao vị thế của VCCI, vì đây hiện vẫn đang là “khoảng trống” rất lớn.
“Chúng tôi cho rằng, không thể biến hệ sinh thái trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay để sử dụng trong vấn đề hỗ trợ khởi nghiệp. Đây là hai lĩnh vực và môi trường hoàn toàn khác nhau. Như vậy, đây vừa là thời cơ nhưng cũng là cơ hội cho chúng ta”, Tổng Biên tập Phạm Ngọc Tuấn chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
12:56, 05/07/2022
02:55, 10/06/2022
15:44, 09/06/2022
13:01, 19/05/2022
11:04, 19/05/2022
17:12, 09/05/2022