Mổ xẻ mô hình phát triển công nghệ Hàn Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam và Hàn Quốc cùng có một xuất phát điểm là đi lên từ một nước thuần nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nước có cơ hội, tiềm năng và mức đầu tư khác nhau cho R&D.

 Nếu Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc, đầu tư cho R&D dự kiến sẽ đóng góp tới 15% tổng GDP

Nếu Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc, đầu tư cho R&D dự kiến sẽ đóng góp tới 15% tổng GDP

Nếu chia các giai đoạn phát triển khoa học công nghệ (KH&CN) thành bốn cấp độ: Mua sắm và vận hành dây chuyền thiết bị, công nghệ đồng bộ; Hấp thụ, đồng hóa công nghệ nhập; Thích nghi, làm chủ công nghệ; Sáng tạo công nghệ và phát triển các công nghệ mới nổi. Việt Nam và Hàn Quốc rõ ràng ở hai cấp độ khác nhau, hay ở giai đoạn phát triển khác nhau. Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể nhanh chóng bứt phá, bắt kịp với nước láng giềng Hàn Quốc là một câu hỏi thách thức.

Bài học từ Hàn Quốc

Nghiên cứu chung của Bộ KH&CN Việt Nam và Tổ chức SIROs Data61 đã sử dụng mô hình dự báo có điều kiện để đánh giá tác động của thay đổi đầu tư R&D đối với nền kinh tế Việt Nam.

Trong kịch bản mô phỏng nghiên cứu tác động của đầu tư R&D nếu Việt Nam đi theo con đường phát triển tương tự như Hàn Quốc. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình của việc “bắt kịp” thành công nhờ cường độ đầu tư cho R&D. Trong những năm 1980 và 1990, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng của các nước đang phát triển với sản xuất lao động giá rẻ, Hàn Quốc chuyển trọng tâm sang phát triển và áp dụng các công nghệ mức trung bình, có hàm lượng tri thức nhiều hơn trên tất cả các lĩnh vực.

Do công nghệ ở giai đoạn này phức tạp hơn, khó tiếp thu và áp dụng hơn rất nhiều, nên các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động R&D của riêng họ. Đầu tư cho R&D tăng vọt từ 28,6 triệu USD năm 1971 lên 4,7 tỷ USD vào năm 1990 và lên 12,2 tỷ USD vào năm 2000. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu cho R&D trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình hàng năm trong giai đoạn 1981-1991 ở Hàn Quốc là 24,2% mỗi năm.

Trong kịch bản này, nhóm nghiên cứu mô phỏng tác động của chi tiêu cho R&D đối với nền kinh tế Việt Nam với giả định rằng Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc và tốc độ tăng trưởng chi cho R&D trung bình là 24,5% / năm trong 10 năm tới cho đến năm 2030.

Nếu Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc thì tác động sẽ tăng cao hơn. Đầu tư cho R&D dự kiến sẽ đóng góp tới 15% tổng GDP dự báo vào năm 2045. Mức tăng tiềm năng trong tiêu dùng và đầu tư cũng cao hơn, lần lượt là 25,4% và 15%, so với 20.2% và 11% khi Việt Nam tăng đầu tư R&D theo mục tiêu của Bộ KH&CN.

Sự vào cuộc hơn nữa của các các tập đoàn lớn

Ở Hàn Quốc, vai trò của các chaebol trong chuyển đổi kinh tế đất nước là không thể phủ nhận. Một trong những chiến lược của các chaebol để trở thành các nhà tiên phong trong công nghệ toàn cầu là phải đầu tư mạnh vào R&D, chiếm lĩnh thị trường thông qua sáp nhập và mua lại các công ty của Mỹ và châu Âu, những biện pháp cho phép Hàn Quốc nâng cao năng lực công nghệ trong thời gian ngắn.

Ở Việt Nam như phân tích ở trên đã có sự vào cuộc của các “ông lớn” như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FPT, Tập đoàn SUN, MicroSystems… trong chuyển giao công nghệ và phát triển R&D.

Bên cạnh mở rộng đầu tư vào R&D, một bài học sâu sắc nữa Việt Nam có thể học hỏi từ Hàn Quốc là nên xây dựng một hệ thống để đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các dự án đầu tư R&D. Mục đích là nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những dự án đầu tư chi phí cao – hiệu quả thấp; đồng thời giúp đổi mới hoạt động R&D của chính phủ; đề xuất được các giải pháp thay thế hữu ích.

Các quốc gia không thể dựa vào một cách duy nhất để đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Việc sao chép các công nghệ tiên tiến là một quá trình học hỏi quan trọng nhằm bắt kịp các quốc gia đi trước, nhưng trên thực tế nó vẫn chưa phải là điều kiện đủ. Đổi mới một cách tích cực thông qua nghiên cứu và phát triển trong nước là rất quan trọng để bắt kịp công nghệ thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mổ xẻ mô hình phát triển công nghệ Hàn Quốc tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713905216 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713905216 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10