Phát triển logistics hành lang kinh tế Việt - Trung

THU DUYÊN 23/02/2023 02:00

Nhu cầu vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai về cảng Hải Phòng và ngược lại có khối lượng lên đến trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng với năng lực vận chuyển hiện có, mới chỉ đáp ứng được 20%- 25% yêu cầu đặt ra.

>>Cách nào giải bài toán logistics vùng đất Chín Rồng?

Thông tin này được đưa ra tại cuộc làm việc giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Vân Nam Trung Quốc về đẩy mạnh phát triển logistics tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, vừa diễn ra tại Hải Phòng.

p/Cuộc làm việc giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Vân Nam Trung Quốc về đẩy mạnh phát triển logistics tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Cuộc làm việc giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Vân Nam Trung Quốc về đẩy mạnh phát triển logistics tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Chưa đáp ứng được nhu cầu

Hải Phòng là cửa ngõ của khu vực phía Bắc và cả nước, giao điểm của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu được thuận lợi trên tuyến hành lang kinh tế này, thời gian qua, TP Hải Phòng đã quy hoạch 3 hành lang chính vận tải hàng hóa đi/đến thành phố Hải Phòng gồm: Tuyến trục Hải Phòng - Hà Nội với hai nhánh đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) và đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc); Tuyến trục Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; Tuyến trục Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.

Hải Phòng đã xây dựng hạ tầng giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến vận tải, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam - Nam Trung Quốc thông qua “hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Mới đây, Hải Phòng đã phối hợp cùng Lào Cai xây dựng cảng cạn (ICD) tại Lào Cai nhằm tăng cường khả năng thông quan qua cảng Hải Phòng.

Theo ông Lê Mạnh Cương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng, thời gian qua, Hiệp hội đã chủ động tăng cường liên kết các hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp sản xuất, XNK, logistics các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong khu vực ASEAN và trên thế giới, thu hút các doanh nghiệp logistics nước ngoài đến làm ăn, hợp tác với doanh nghiệp tại Hải Phòng.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế và sự nỗ lực giữa các bên nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mà hành lang kinh tế này đặt ra, bà Đỗ Thị Bích Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải Traco 1 nhận định.

Theo đánh giá của bà Thủy, nhu cầu của các nhà máy công nghiệp phía Trung Quốc mà Traco đang phục vụ cũng như các khách hàng khác có nhu cầu vận chuyển thông qua cửa khẩu Lào Cai về Cảng Hải phòng và ngược lại có khối lượng lên đến trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng với năng lực vận chuyển hiện có, mới chỉ đáp ứng được 20%- 25% yêu cầu. Phần lớn hàng hóa này vận chuyển bằng đường sắt, trong khi năng lực đường sắt hạn chế do cơ sở hạ tầng của đường sắt Trung Quốc và Việt Nam chưa được đồng bộ.

>>“Xanh hóa logistics”

>>Doanh nghiệp "đầu tàu" dẫn dắt ngành logistics “vượt bão”

>>Năm 2023, nhiều triển vọng cho ngành logistics

Để nâng cao năng lực vận chuyển hành lang kinh tế này, cần  sớm tu bổ, sửa chữa hệ thống đường sắt, cải tạo nâng cấp đường 1435, nâng cao năng lực vận chuyển đường bộ và đường sông. 

Đẩy mạnh phát triển logistics

Để nâng cao năng lực vận chuyển tuyến hành lang kinh tế này, theo bà Thủy, trong khi tuyến đường sắt mới vẫn còn đang nghiên cứu, khảo sát, việc cấp bách hiện nay là phải tu bổ, sửa chữa hệ thống đường sắt, cải tạo nâng cấp đường 1435, nâng cao năng lực vận chuyển đường bộ và đường sông.

Cùng quan điểm trên, ông Lê Mạnh Cương, Phó Chủ tịch Hiệp hội logistics Hải Phòng đề nghị chính quyền hai bên chấp thuận chủ trương cho doanh nghiệp có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng trong Hiệp hội Logistics Hải Phòng nghiên cứu lập phương án mở tuyến cho xe vận tải đường bộ được được cấp phép chạy xuyên biên giới đi sâu vào nội địa từ tỉnh Vân Nam về đến Hải Phòng và ngược lại như nội dung Hiệp định vận tải đường bộ đã được kí kết giữa Việt Nam & Trung Quốc. Loại hình vận tải này sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí xếp dỡ hàng hóa tại các điểm trung chuyển, như vậy sẽ cắt giảm được chi phí logistics góp phần nâng cao tính cạnh tranh.

Cũng theo ông Cương, ngoài những trung tâm logistics, kho bãi, depot đã được quy hoạch, Hải Phòng cũng cần quy hoạch một trung tâm dịch vụ hậu cần cho các phương tiện vận chuyển, nơi nghỉ ngơi ăn uống cho các tài xế lái xe, khu vực sửa chữa và cung cấp nhiên liệu …

Tại buổi làm việc, ông Lý Thần Dương, giám đốc Sở Thương mại tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng đề xuất hai bên cần sớm hoàn thiện đường sắt Việt Nam- Trung Quốc để tăng cường năng lực vận chuyển. Đồng thời, Hải Phòng cũng cần thêm phương án vận chuyển bằng container và nên xây dựng thêm kho bãi hàng phân bón rời.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, thời gian qua Cục Hải quan Hải Phòng Hải Phòng luôn phối hợp với hải quan các tỉnh trên hành lang kinh tế để tạo điều kiện thông thoáng cho hàng hóa XNK sang Vân Nam. Hải quan Hải Phòng cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Vân Nam nói riêng và doanh nghiệp Trung Quốc nói chung XNK hàng hóa qua cảng Hải Phòng thuận lợi nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách nào giải bài toán logistics vùng đất Chín Rồng?

    04:57, 07/02/2023

  • “Xanh hóa logistics”

    03:00, 05/02/2023

  • Doanh nghiệp "đầu tàu" dẫn dắt ngành logistics “vượt bão”

    03:40, 03/02/2023

  • Năm 2023, nhiều triển vọng cho ngành logistics

    11:00, 30/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển logistics hành lang kinh tế Việt - Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO